6. Kết cấu bài thu hoạch
2.4.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo chưa cao, vẫn còn hộ tái nghèo.
Công tác xây dựng chương trình kế hoạch giảm nghèo chưa đồng bộ, việc phối hợp giữa các bang, ngành, đoàn thể thự hiện công tác giảm nghèo chưa chặt chẽ, công tác tuyên truyền chưa thật sự thường xuyên, hình thức tuyên truyền còn dơn điệu chưa thu hút được sự chú ý của công chúng. Việc thực hiện các dự án vay vốn đối với hộ nghèo cần phải nghiên cứu cụ thể để vốn vay đến với người nghèo đúng thời điểm cần thiết cho ssanr xuất, kinh doanh thực sự có hiệu quả. Một số chi bộ, ban dân chính khu chưa tập trung chỉ đạo sát sao, quyết liệt, còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư giúp đở từ cấp trên. Một số ban, ngành, đoàn thể chưa thật sự nhiệt tình giúp đở, hổ trọ người nghèo, hộ nghèo. Các biện pháp xóa đói giảm nghèo được thực hiện trong những năm qua phần lớn chỉ là những hỗ trợ mang tính ngắn hạng, tạm thời, do đó hiệu quả xóa đói giảm nghèo về lâu dài chưa cao. Các biện pháp giảm nghèo mang tính chất căn bản
như: đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa quan tâm đúng mức, kết quả đạt được cũng khiêm tốn so với tiềm năng.
Các giải pháp phát triển ngành sản xuất nông nghiệp mặt dù đã có đầu tư đáng kể nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và sự mong mỏi của nhân dân, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiến hành còn chậm.
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở THỊ TRẤN ÁI NGHĨA 3.1 Phương hướng, mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thời gian đến.
3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội, của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông ngiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư hổ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo.
3.1.2. Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo.3.1.2.1. Mục tiêu chung 3.1.2.1. Mục tiêu chung
Thứ nhất là phát triển kinh tế xã hội, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân tại
các thôn còn nhiều hộ nghèo góp phần thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cho toàn địa bàn đến năm 2015 xuống còn 3,5% theo Nghị quyết Đảng bộ đề ra.
Thứ hai, góp phần hổ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa tại các vùng sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hộ nghèo có cuộc sống ổn định và từng bước phát triển.
Thứ ba, thực hiện công tác giảm nghèo đi đôi với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng của địa phương.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh ngành tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đạc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng mạnh tỷ trọng sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
Về chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển đàn bò, khẩn trương khôi phục đàn gia cầm, khuyến khích phát triển trang trại để chăn nuôi phù hợp từng vùng.
Về trồng trọt: cần xác định cây trồng phù hợp với điều kiện của từng vùng, định hướng cho nhân dân gieo trồng những loại cây có giá trị hang hóa cao để đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển.
Về xã hội: giảm nghèo đi đôi với trang giàu, khuyến khích làm giàu hợp pháp, chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, hộ nông dân mất đất sản xuất do đô thị hóa.
Về khoa học kỹ thuật: chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm tại chổ, nâng cao thu nhập cho nông dân đạc biệt là hộ nghèo, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tam nông có sự liên kết chặc chẽ của bốn nhà ( Nhà nước- Nhà khoa học- Nhà nông và Nhà kinh doanh), đây là con dường cơ bản để thoát nghèo bền vững. Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên, tăng cường mở các lớp tập huấn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nghèo. Đưa giống mới, giống có năng xuất chất lượng cao, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từng hộ, nhóm hộ của từng khu dân cư.
Về cơ sở hạ tầng: tập trung các nguồn lực cho xây dựng đường giao thông liên khu dân cư, giao thong nội đồng phục vụ tốt cho việc đi lại và vận chuyển nông sản cho nhân dân. Đầu tư công trình thủy lợi, là một trong những khâu then chốt quyết định năng xuất cây trồng, chất lượng sản phẩm.
Về chính sách xã hội: cho phép đấu thầu các khu đất hoang, đồi núi để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ để phát triển kinh tế. Cần làm tốt công tác tín
dụng, đưa vốn sản xuất kinh doanh đến kịp thời cho người nghèo nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc giảm nghèo.
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật
Muốn công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả thì điều quan trọng nhất là cần phải tiếp cận thực tế những nguồn gốc, nguyên nhân và bản chất của sự nghèo đói, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp.
3.2.1. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập làm, tăng thu nhập
3.2.1.1. Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
Dự kiến số lượt hộ được vay vốn hàng năm và nhu cầu vốn cần có để cho vay đồng thời thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể cho vay.
Có thể nhận thấy tình trạng hiện nay là: người nghèo hiện nay đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng lại không dám vay vì không biết sử dụng đồng vốn vay như thế nào, vay vào việc gì, tâm lý sợ vay rồi không trả được nên các cấp các ngành nên kết hợp việc giải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng cây gì, nuôi con gì, chăm sóc như thế nào….do đó nhiều tổ chức hội, đoàn thể xã cần có cách làm năng động trong việc phân công cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn, đồng thời thường xuyên cung cấp thông tin thị trường để hội viên có thể vận dụng trong quá trình sản xuất. Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Đối với công tác định canh định cư: Xã đã có nhiều chính sách, giải pháp vận
động bà con dân tộc về sống tập trung, gắn nhà với vườn, phù hợp với việc bố trí kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo sự đoàn kết làng xóm, vừa có điều kiện giúp đỡ trong công việc và làm ăn cũng nhau xây dựng giúp đỡ lẫn nhau. Công
tác chỉ đạo giữa cấp Uỷ, Chính quyền và Mặt trận đoàn thể quần chúng từ xã đến thôn là khâu then chột
Đối với công tác vận động: Tạo điều kiện thuận lợi các phong trào xây dựng
quần chúng xoá đói giảm nghèo trong các tổ chức chính trị xã hội như: Vốn của Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân và Cưu chiến binh cho các hội viên vay để phát triển kinh tế gia đình. Hội Phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong việc vận động giúp nhau làm kinh tế và tổ chức tuyên truyền vận động làm vườn rau dinh dưỡng, tổ chức triển khai quản lý kinh tế hộ gia đình, triển khai kế hoạch hoá gia đình và bình đẳng giới. Hội nông dân tập trung chỉ đạo làm kinh tế vườn hộ gia đình và chỉ đạo sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đoàn thanh niên tổ chức giúp những hộ khó khăn, hộ không có lao động khi họ gặp khó khăn giúp ngày công làm kinh tế.
Đối với công tác chỉ đạo xoá đói giảm nghèo: Công tác lãnh, chỉ đạo từ xã đến
thôn năm rõ tình hình, đời sống nhân dân, giúp đỡ hộ nghèo không có lao động, thiếu đất sản xuất và không biết cách làm ăn để có điều kiện phát triển kinh tế cho họ vươn lên. Đồng thời đẩy mạnh cộng tác kế hoạch hoá gia đình và bình đẳng giới.
3.2.1.2. Dạy nghề cho người nghèo
Đa dạng hóa hệ thống cơ sở dạy nghề. Gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo, dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia xuất khẩu lao động như nghề may, mộc, du lịch, ….
Lựa chọn các cá nhân, nhóm hộ có cách làm hay, tổ chức sản xuất có hiệu quả phù hợp với thực tế của địa phương để làm gương tiên tiến điển hình cho các hộ còn lại noi theo.
Phải xây dựng cho được cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thực tế hầu hết bà con nông dân đều làm nông, mà làm nông thì mang tính thời vụ cao, sau một vụ thì thời gian nhàn rỗi nhiều do vậy làm cho lao động lâm vào tình trạng thiếu việc làm. Do đó
cần có cơ chế chính sách để phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ để góp phần tạo việc làm cho bà con nông dân.
3.2.1.3. Công tác khuyến nông và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thứcvề tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống
Việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, người nông dân nhiều khi không dám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tư vấn, khuyến nông ở cơ sở để nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của địa phương, hộ nghèo làm nông nghiệp có lao động, có tư liệu sản xuất nhưng thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất, cách thức tổ chức cuộc sống.
Khảo sát, đánh giá các mô hình, dự án hỗ trợ khuyến nông đã triển khai trên địa bàn, tiếp tục nhân rộng các mô hình, dự án có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương.
Cần có cơ chế khuyến khích các tầng lớp trí thức thâm nhập thực tế, hòa nhập với cuộc sống của người nghèo để có nhiều công trình phục vụ cho việc cải thiện đời sống cho người nghèo.
3.2.1.4. Hỗ trợ ổn định sản xuất, việc làm cho hộ nghèo
Việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho nông dân tại địa phương là rất cần thiết, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo cơ sở cho việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian tới, dạy nghề cho nông dân không đơn giản, học xong rồi nông dân có áp dụng được, sống được với nghề lại càng khó hơn. Do đó, để nông dân tích cực và hứng thú với việc học nghề thì chất lượng đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, cần sự chung tay của địa phương, các cơ sở dạy nghề cũng như các
doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề và điều quan trọng chính là sự nỗ lực của mỗi người dân trong việc tìm hướng phát triển kinh tế mới cho gia đình.
Cần thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ, người tàn tật, hộ chính sách người có công nghèo. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo như hỗ trợ giống để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ thú y, phòng dịch; để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm.
Tập trung quy hoạch, bố trí đủ đất sản xuất, đất ở cho nhân dân; huy động nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, điện và tạo điều kiện cho người nghèo được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, điện…
Quy hoạch sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, với những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có điều kiện phát triển theo tiêu chí nông thôn mới, tạo điều kiện để người nghèo tham gia và tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các mô hình giảm nghèo, tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả các mô hình, nghiên cứu hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả tại các xã, thôn.
3.2.1.5. Giải pháp từ các hộ gia đình
Việc hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết, nhưng cần xác định xóa đói giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo. Người dân cần phải có ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu thì mới nhanh chóng thay đổi được. Bởi vì dù có vận động, giúp đỡ người nghèo mà người dân không có ý chí thoát nghèo, không muốn thoát nghèo, muốn được nằm trong danh sách là hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước…thì đến bao giờ người dân mới thoát nghèo được. Do đó bản thân người nghèo phải tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn để vươn lên thoát nghèo.
Các hộ gia đình cần phải có ý chí thoát nghèo, làm giàu chính đáng để vừa phát huy nội lực của bản thân mình, những tiềm năng sẵn có, những thuận lợi và sự chủ động trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Vừa tranh thủ ngoại lực là các nguồn vốn hỗ trợ
của nhà nước, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề và đào tạo việc làm …. Hãy tự khơi dậy cho mình niềm tin, ý chí, khát vọng làm giàu để tạo nên động lực thôi thúc chúng ta không ngừng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ, tiếp cận thông tin, thị trường, tiến bộ kỹ thuật…
3.2.2 Nhóm chính sách tuyên truyền và hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội xã hội
3.2.2.1. Hoạt động truyền thông giảm nghèo
Thông qua các hoạt động truyền thông như: Phối hợp với đài phát thanh các cấp giới thiệu các gương điển hình, các mô hình giảm nghèo tiêu biểu, những tấm gương hỗ trợ giúp nhau cùng vượt nghèo một cách bền vững…; Phối hợp với Ban chuyên đề Đài truyền hình thực hiện mục chuyên đề thời sự thông qua việc ghi hình, phỏng vấn, phóng sự các gương điển hình, các mô hình giảm nghèo tiêu biểu…
Tăng cường tuyên truyền về Nghị quyết số 80/NĐ-CP ngày 19/5/2011 của Chính