6. Kết cấu bài thu hoạch
2.1.3.3. Công tác tư pháp
Công tác tiếp nhận và chứng thực 311 hồ sơ ( trong đó: chức thực 290 hồ sơ, cập khai sinh 16 hồ sơ, cấp giấy kết hôn 05 cặp ).
Thường cuyên tuyên truyền cho nhân dân học tập các bộ luật dân sự, hình sử luật đất đại, luật hôn nhân và gia đình, đồng thời với lãnh đạo đi tiếp dân tại thôn để nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kịp thời trả lời và giải quyết.
2.2.Thực trạng tình hình đời sống của các hộ nghèo ở xã Thượng Nhật 2.2.1. Thu nhập của hộ nghèo
Thu nhập là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng đời sống của các hộ nghèo.Thu nhập của các hộ nghèo trên địa bàn thị trấn chủ yếu là hai nguồn thu lớn nhất là từ trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều hộ nghèo lại không có vốn để đầu tư chăn nuôi, mở rộng sản xuất. Lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh nên thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo khá bấp bênh.
Trong xã có 514 hộ buôn bán nhỏ lẻ, 210 hộ nghèo.Theo kết quả điều tra rà soát năm 2014 thì các hộ nghèo ở xã chỉ có thu nhập trung bình từ 299.000- 400.000 đồng / tháng. Số tiền dao động, không đồng đều trong tháng tùy theo công việc, cụ thể là từ khoảng 358000-386000 đồng. Rõ ràng đối với các hộ nghèo đa phần còn nặng về thuần nông, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kém phát triển, hiệu quả kinh tế thấp. Các loại cây trồng chủ yếu như sắn, ngô ... Ngoài ra còn có hộ chăm sóc cây cao su Tuy nhiên số lượng không nhiều. Do đó muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải giúp hộ nghèo thay đổi phương thức sản xuất, cần phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại dịch vụ, mở rộng các nghề truyền thống. Thượng Nhật có 7% công nhân viên chức.Giáo viên có hơn 10 người.Số lượng rata ít trong tổng số dân cư.
2.2.2 Điều kiện sống của hộ nghèo
Điều kiện sống ở đây chính là việc sử dụng điện, gas, nước sạch… trong sinh hoạt của các hộ nghèo. Qua điều tra có 60% hộ nghèo có sử dụng điện sinh hoạt, 20% số hộ sử dụng gas, điện trong nấu ăn, tỉ lệ sử dụng nước sạch là 25%, 25% có nhà tắm xây và 15% có hố xí hợp vệ sinh.
2.2.3.Thực trạng sản xuất của các hộ nghèo
Đối với các hộ nghèo là nông dân, qua điều tra thực tế cho thấy diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ nghèo là rất nhỏ, chủ yếu là đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, địa hình đồi dốc, với diện tích này đa số hộ nghèo chỉ canh tác các loại cây hoa màu hàng năm như sắn, ngô, đậu… và các loại cây ngắn ngày vì đây là các loại cây nhanh cho thu hoạch, vốn đầu tư thấp, phù hợp với diện tích đất canh tác nhỏ hẹp. Tuy nhiên hiệu quả từ các loại cây trồng này mang lại cũng không cao. Nguyên nhân là do đất ít lại nghèo chất dinh dưỡng do không có tiền đầu tư phân bón cộng với lao động ít, không biết áp dụng kĩ thuật canh tác. Cũng bởi do thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tập quán canh tác cũ kĩ và thiếu hiểu biết dẫn đến năng suất thấp, sản lượng ít.
Trong chăn nuôi, các hộ này chủ yếu là chăn nuôi qui mô nhỏ, tận dụng thức ăn là sản phẩm phụ gia đình (khoai, sắn, cám), công tác nhân giống cũng không được chú trọng, công tác thú y, vệ sinh chuồng trại không được quan tâm mà nguyên nhân là do thiếu vốn, và thiếu hiểu biết về công tác chăm sóc con giống nên hiệu quả sản xuất không cao. Do vậy, hàng năm nguồn thu từ chăn nuôi ít, đó là chưa kể do những hộ do không biết chăn nuôi nên con giống sinh ra ốm yếu, kém phát triển và còn có trường hợp dịch bệnh làm chết con giống gây thiệt hại cho hộ.
Các hộ này còn cho biết thêm ngoài thời gian sản xuất ở gia đình, họ còn đi làm thuê cho các hộ gia đình có nhu cầu khác để kiếm thêm thu nhập, nhất là vào thời điểm không phải vụ mùa.
2.3. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Thượng Nhật 2.3.1. Thực trạng giảm nghèo chung
Trên tinh thần sự chỉ đạo chủa UBND huyện, Đảng ủy đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 5 %. Trong những năm qua xã đã có nhiều cố gắng, đồng thời đã tranh thủ được sự giúp đở quý báu của tỉnh, huyện nhằm phát huy và khai thác tốt các tiềm lực nên đã tạo được tốc độ tăng trưởng khá về kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được ổn định, góp phần to lớn vào việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Nhìn chung phần lớn các hộ đã sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ vay sử dụng vốn không hiệu quả, việc vay vốn ít mà đầu tư dàn trải, cây trồng mất mùa ,không đạt hiệu quả kinh tế cũng là nguyên nhân nghèo của người dân.
2.3.2. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính
Trình độ thâm canh, khả năng sản xuất đánh giá khá chính xác thu nhập của các hộ thuần nông,trên thực tế các hộ nghèo và cận nghèo chỉ có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ sản xuất, thâm canh hạn chế, mức đầu tư chưa hợp lý nên năng xuất cây trồng không cao. Vì vậy năng xuất, chất lượng sản phẩm các loại hoa màu của hộ nghèo luôn thấp, đời sống của hộ nghèo chưa được cải thiện, qua nhiều năm cũng chưa thoát khỏi cảnh nghèo. Đây là một thực tế đáng buồn và cần được các cấp chính quyền quan tâm để có thể tạo đà bức phá giúp các hộ trong danh sách nghèo thường xuyên vươn lên và thoát nghèo bền vững.
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trrên địa bàn xã Thượng Nhật
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương, ta có thể nhận ra 2 nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan: Không có kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất;
Lao động không có việc làm thường xuyên; Neo đơn, rủi ro, đau yếu; Trây lười lao động; Chi tiêu không có kế hoạch; Mắc phải các tệ nạn xã hội…
Thứ hai, nguyên nhân khách quan: Do điểm xuất phát thấp, thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra; trình độ dân trí chưa cao, nguồn vốn kinh doanh dành cho sản xuất hàng hóa còn thấp, nông dân chưa thích ứng được với lối sống sản xuất hàng hóa, chưa có cơ sở chế biến nông sản; Công nghiệp, dịch vụ phát triển còn chậm chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương; Hạ tầng cơ sở chưa đầu tư đầy đủ; Chưa có chính sách thích hợp nhằm thu hút đầu tư, lực lượng lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như nhiều gia đình nghèo do đông con, đau ốm, già cả neo đơn, nghèo đói do tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự cưu mang của tập thể, các nguồn vốn dự án, cách nghĩ cách làm chưa phù hợp với thời đại mới. Vì vậy sự cần thiết phải tạo ra sự đồng thuận giữa văn hoá và phát triển kinh tế. Việc thiếu công cụ sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn hiện nay với huyện vẫn là vấn đề nan giải. Có nhiều nơi tôi đến khi hỏi về công cụ sản xuất chỉ nhận được câu trả lời: “Lại Bôn“ (không có).
Có một số thôn bản bà con sử dụng công cụ quá thô sơ như cuốc nhỏ bằng bàn tay để sản xuất. Rõ ràng việc thiếu công cụ sản xuất không thể tăng năng xuất lao động được. Do đó việc “cho cần câu hơn cho cá “ vẫn là vấn đề cần thiết đối với bà con vùng Dân tộc miền núi ở đây. Không những vậy thiếu kinh nghiệm làm ăn, họ không chỉ thiếu cá ăn (thiếu ăn) mà còn thiếu cần câu (phương tiện ccsx) và thiếu cả cách câu. Vì vậy việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ này là hết sức khó khăn.
2.3.4 Tình hình và kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
a.Những biện pháp và kết quả đạt được
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân địa phương đã có nhiều cố gắng, một mặt phát huy mạnh mẽ nội lực của địa phương, mặc khác tranh thủ sự giúp đở của tỉnh, huyện, các tổ chức kinh tế xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khai thác các tiềm năng của địa phương trên mặt trận xóa đói giảm nghèo, Vì vậy địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt tình hình kinh tế xã hội của địa phương đã đạt được những thắng lợi to lớn, kinh tế liên tục
tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày một cải thiện và ổn định. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo được UBND và Đảng ủy đặc biệt quan tâm, đồng thời tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.
Đặc biệt chính sách 1956 của nhà nước giúp cho nhân dân xóa đói giảm nghèo cũng được áp dụng tại địa bàn huyện Nam Đông nói chung và xã Thượng Nhật nói riêng. Cụ thể là tạo điều kiện cho nhân dân trong địa bàn được học nghề, vay vốn. Trong xã có mở lớp dạy học may cho các thanh thiếu niên : tại đây họ có thể học được cách may áo quần... để có thể tự may trang phục cho mình hay có thể mở tiệm may sau khi thành thạo, cũng như có thể làm việc tại các cơ sở dệt may ở thành phố. Lớp học nghề có hơn 72 học viên, chia 2 lớp với độ tuổi từ 15 đến 30.
b. Công tác chỉ đạo
Trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo thì Đảng ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo như: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015 trong đó có phần chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. HĐND cũng ban hành Nghị quyết giảm nghèo bền vững của địa phương, bên cạnh đó Đảng ủy, UBND đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ, ban dân chính khu theo dõi, giúp đở hộ nghèo trong địa phương theo chuyên môn của đơn vị ngành mình.
c. Công tác tuyên truyền
Ban xóa đói giảm nghèo, các ban,ngành đoàn thể, đài truyền thanh đã tuyên truyền giáo dục đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nhằm giúp họ hiểu được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nâng cao nhận thức về các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thượng Nhật.
d. Kết quả thực hiện
Về số hộ nghèo được vay vốn: 19.476.939.312 đồng. Trong đó, hội cựu chiến binh là 3.466.194.011 đồng, hội phụ nữ là 11.691.734.984 đồng, hội nông dân là
2.087.139.217 đồng, đoàn thanh niên là: 2.231.866.100 đồng. Vay vốn chủ yếu là nông dân, làm nhà ở cho hộ nghèo, vay vốn chăn nuôi, sản xuất kinh doanh nhỏ…
Về chính sách hỗ trợ Y tế cho người nghèo: Năm 2011 có 3.437 trường hợp, năm 2012 có 2.757 trường hợp và năm 2013 có 1.882 trường hợp.
Qua kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo như đã nêu trên cho thấy trong những năm qua, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đồng thời đã đạt được một số kết quả đáng kể, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên, góp phần trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từng bước ổn định đời sống nhân dân.
Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: năm 2011 là 15 nhà, năm 2012: 37 nhà .
Về công tác chính sách người có công với cách mạng.
Thực hiện tốt chăm sóc gia đình Thương binh liệt sĩ, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về chế độ ưu đãi đối với người có công, trong 4 năm qua đã xây dựng 43 nhà tình nghĩa cho người có công và than nhân người có công, trị giá trên 675.000.000 đồng.
2.4. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã Thượng Nhật 2.4.1. Thành tựu đạt được
Nhìn chung công tác xóa đói giảm nghèo là trọng tâm mà Đảng, chính quyền địa phương đã xác định, từ đó đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo bền vững. Trong 3 năm qua địa phương đã chỉ đạo
quyết liệt tập trung thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được một số kết quả nhất định đó là:
Thứ nhất, ban chỉ đạo giảm nghèo của địa phương thường xuyên được cũng cố,
kiện toàn và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên phụ trách từng địa bàn khu dân cư, Công tác phối kết hợp giữa các ngành, các cấp…
Thứ hai, về việc thực hiện chương trình giảm nghèo theo nhiệm vụ phân công đã có
nhiều cố gắng, nhất là các bộ chuyên môn đã phối hợp tốt với chi bộ, ban dân chính khu trong việc thực hiện giảm nghèo hàng năm.
Thứ ba, các chính sách hỗ trợ người nghèo đã thực hiện đạt hiệu quả cao như:
Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo vay vốn giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở tại chi nhánh Ngân Hàng Chính sách Xã hội, Chính sách giải quyết việc làm thông qua các tổ chức Hội, Đoàn thể và các Doanh nghiệp, phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo kịp thời. Phối hợp với các cơ quan trong huyện và các tổ chức từ thiện tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hộ nghèo. Thực hiện Chính sách hỗ trợ Giáo dục cho người nghèo theo Nghị định 49 của Chính phủ về chính sách hổ trợ người nghèo xây dựng nhà ở và Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo… Ngoài thực hiện tốt các chính sách nói trên, còn có các dự án giảm nghèo từ chương trình Quốc gia và lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo đã đẩy nhanh
và bền vững như mục tiêu đề ra. Đồng thời thực hiện các đề án dạy nghề cho nông dân, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên từng địa bàn, khu dân cư.
Đảng ủy,UBND huyện Nam Đông đã chỉ đạo đến từng xã ,thôn , quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giúp nhân dân hiểu và nhận thức đúng ý nghĩa và mục đích của công tác xóa đói giảm nghèo.Từ đó một số người dân tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Chương trình cho vay vốn phục vụ cho người nghèo, vay vốn hỗ trợ việc làm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về khuyến nông để áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiêp, tăng cường cải tạo giống, cây trồng và vật nuôi (bò) … Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công tác giảm nghèo như: Xóa nhà tạm, xây dựng nhà tình thương.
Ngoài việc cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí, nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân được đáp ứng tạm thời, người nghèo được thụ hưởng các chính sách của Đảng, Nhà nước, các đối tượng bảo trợ xã hội được cấp hằng tháng theo quy định. Từ đó, số hộ nghèo giảm mạnh theo từng năm, đặc biệt đã có chuyển biến rỏ nét trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là nhận thức của các hộ nghèo, tự cường bằng nguồn nội lực để cươn lên. Kết quả giảm nghèo cho thấy từ 14, 43% hộ nghèo năm 2011 giảm xuống còn 6,98% năm 2013. Từ những kết quả đã đạt được cơ bản, bộ mặt địa phương đã có chuyển biến. Đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân trên địa bàn nói chung và hộ nghèo nói cơ bản được ổn định, góp phần to lớn trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an nhinh của địa phương,