6. Kết cấu của luận văn
3.2. xuất các giải pháp
Từ những phân tích về các FTA và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian qua, tôi đưa ra một số đề xuất và kiến nghị như sau:
80
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật của iệt Nam để các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp iệt Nam tận dụng hơn nữa những lợi thế có thể đạt được khi thực hiện các cam kết trong các F
Thứ nhất, nghiên cứu các phương thức và lộ trình cam kết phù hợp nhất với từng loại đối tác khi đàm phán FTA sao cho phù hợp, linh hoạt mà vẫn bảo đảm quyền lợi của mình; cần tham vấn cộng đồng doanh nghiệp trong nước và học hỏi các kinh nghiệm các nước đi trước về cơ chế chính sách khi thực thi các cam kết FTA.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế, bao gồm cả thể chế kinh tế và chính trị, bộ máy và cán bộ, các thủ tục và quy trình hành chính, xây dựng một khung khổ chính sách thương mại mới, đồng bộ và toàn diện; kết hợp với các chính sách đầu tư, chính sách cạnh tranh và chính sách điều tiết thị trường. Các Hiệp định thương mại không chỉ gồm các điều khoản liên quan đến thương mại thuần túy mà còn đến nhiều lĩnh vực khác nữa như đầu tư, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động... Do đó một khung khổ chính sách thương mại mới, đồng bộ và toàn diện sẽ là sự kết hợp và giao thoa giữa các chính sách ngoại thương, chính sách đầu tư, chính sách cạnh tranh và chính sách điều tiết thị trường và các chính sách liên quan khác. Một sự kết hợp cần thiết và đủ tinh vi để tạo lập những thể chế điều hành các lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đủ năng lực tận dụng thời cơ và ứng phó hữu hiệu với các thách thức mới của nền thương mại toàn cầu. Trong đó có rút ngắn thời gian và đơn giản hóa cách làm chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O để được hưởng ưu đãi về thuế quan cho doanh nghiệp, tránh trường hợp hàng đến nơi rồi nhưng C/O chưa có và khách hàng chưa nhận được.
Thứ ba, cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thông tin về mức độ và lộ trình giảm thuế, về mở cửa thị trường, biểu thuế so sánh giữa các mức thuế MFN của các nước và mức thuế ưu đãi khác nhau đối với các mặt hàng, quy trình cấp C/O cũng như các hàng rào kỹ thuật thương mại mà các nước đang áp dụng đối với Việt Nam trong FTA mà Việt Nam là thành viên.
81
Thứ tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh quốc tế, trong đó coi trọng các dịch vụ thông tin, thương mại điện tử, bổ trợ tư pháp và trọng tài quốc tế... Thứ năm, đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ và các lĩnh vực, sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và kinh doanh phù hợp các đối tác trong các FTA khác nhau, cải thiện danh mục cơ cấu xuất - nhập khẩu và vị thế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp và các hàng hóa, thương hiệu Việt Nam.
Thứ sáu, giải quyết căn bản các 'nút thắt cổ chai' về hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực và đẩy mạnh chống tham nhũng, nâng cao căn bản năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước đối với đời sống KT-XH nói chung và những hoạt động trong khuôn khổ các FTA nói riêng.
3.2.2. Xây dựng hiến lược F tổng thể cho giai đoạn 2011-2020
Cho đến nay, hầu như tất cả các thành viên WTO đều tham gia ít nhất một Hiệp định Thương mại khu vực (RTA) dưới dạng FTA hoặc Liên minh Thuế quan. Ở Đông Á, xu hướng hình thành các FTA/EPA cũng đang diễn ra sôi động. Ngay cả các thành viên WTO trung thành nhất với khung khổ tự do hoá đa phương như Nhật Bản và Hàn Quốc đã điều chỉnh sách sách thương mại theo hướng ưu tiên hình thành các FTA song phương và khu vực. Trung Quốc cũng đã ký tới 9 FTA và đang triển khai nghiên cứu, đàm phán đồng thời 30 sáng kiến FTA song phương khác. Bản thân khối ASEAN mà Việt Nam là thành viên cũng đang thực hiện chính sách FTA ASEAN+1 của mình với một loạt các nước đối tác chủ chốt, trong khi từng thành viên riêng rẽ như Xinh-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a hay Phi-líp-pin đều đã triển khai chiến lược FTA song phương của riêng mình, với cả đối tác lớn như Hoa Kỳ. Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng ở Đông Á, vai trò trung tâm của ASEAN càng được thừa nhận và thể hiện rõ nét hơn.
Trước tình hình ấy, việc cải thiện đáng kể môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam trong những năm qua là một bước tiến quan trọng, song có thể là không đủ để duy trì sức hấp dẫn đầu tư của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Trong khi vòng đàm phán Đô-ha
82
chưa có nhiều tiến triển, Việt Nam không thể đứng ngoài thực tế sống động này của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế nếu muốn tránh vị thế thua thiệt trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính sách FTA ngày càng trở thành một công cụ chính sách kinh tế đối ngoại hữu hiệu của nhiều nước lớn, nếu khéo léo tận dụng Việt Nam sẽ có cơ hội huy động thêm nhiều nguồn lực phát triển đất nước. Bên cạnh những lợi ích kinh tế về thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tri thức, kỹ năng quản lý, xây dựng năng lực thể chế và học hỏi thực tiễn chính sách, việc hình thành có chọn lọc các FTA song phương với những đối tác chủ chốt sẽ góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực, đảm bảo hài hoà hai mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng quốc phòng, an ninh.
Nội dung và mô thức hình thành các FTA hiện nay không dừng lại ở những cam kết cắt giảm thuế quan đối với thương mại hàng hoá, mà đã mở rộng cam kết tự do hoá và hợp tác tới một loạt các vấn đề chính sách. Đó là những nội dung cam kết về thương mại dịch vụ, về hoạt động đầu tư, về thuận lợi hoá thương mại (tiêu chuẩn và hợp chuẩn, hợp tác hải quan), về quyền sở hữu trí tuệ, về chính sách cạnh tranh, về lao động, về môi trường, giải quyết tranh chấp, (“các vấn đề Xinh-ga-po” và “các vấn đề thương mại cộng” khác) mà ngay cả khung khổ WTO cũng chưa có quy định điều chỉnh. Như vậy, việc tham gia các FTA song phương và khu vực chính là một khung khổ chính sách mới, một cơ chế mới để Việt Nam vừa học hỏi kinh nghiệm hội nhập “sâu”, vừa tranh thủ được nguồn lực từ những đối tác thương mại ưu tiên của mình.
Với một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, chiến lược FTA phải mang lại cả những lợi ích kinh tế và, quan trọng hơn, những áp lực có lợi đối với cải cách và nâng cao năng lực thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường. Điều kiện tiên quyết là chiến lược tham gia FTA phải được xây dựng đúng đắn dựa trên các tiêu chí lợi ích rõ ràng và có tính khả thi và thực thi cao tránh bị động hoặc chạy theo phong trào.
Trên cơ sở ưu tiên các lợi ích chính trị - chiến lược, tăng cường quan hệ chính trị - đối ngoại, tạo không gian khu vực và môi trường quốc tế hoà bình, ổn định
83
phục vụ phát triển kinh tế và củng cố nền quốc phòng, an ninh đất nước, các mục tiêu kinh tế mà các FTA cần hướng tới là:
(i) mở rộng không gian thu hút vốn, công nghệ nước ngoài và tiếp thu những thực tiễn kinh nghiệm ưu việt nhất của thế giới và khu vực; (ii) tạo ra những lợi thế so sánh mới (hiệu ứng động) từ quá trình gia tăng
cạnh tranh, chuyển giao tri thức và xây dựng năng lực nội sinh;
(iii) tránh bị phân biệt đối xử nếu đứng ngoài các lộ trình FTA và tham gia tốt hơn vào hệ thống phân công lao động của khu vực; và
(iv) thúc đẩy và hỗ trợ quá trình cải cách chính sách và xây dựng thể chế phục vụ phát triển.
3.3.3. Nguyên tắc lựa chọn đối tác FTA :
Cách lựa chọn đối tác FTA cần phải khoa học và chiến lược, nghĩa là cần dựa trên một hệ thống các mục tiêu và căn cứ cụ thể đồng thời phải có tầm nhìn dài hạn vượt lên trên những lợi ích kinh tế và phản ứng chính sách ngắn hạn.
Thứ nhất, về hệ thống các mục tiêu và căn cứ khoa học, cần xây dựng được các căn cứ khoa học để đo lường những “kịch bản” FTA hay cân nhắc các đối tác FTA tiềm năng. Các căn cứ khoa học làm nền tảng trong nguyên tắc lựa chọn đối tác gồm:
- Tương quan lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh quốc gia với các nước đối tác
- Mức độ chênh lệch trình độ phát triển với nước đối tác
- Dung lượng thị trường của nước đối tác và mức độ chênh lệch giữa thực trạng và tiềm năng quan hệ thương mại -đầu tư giữa nước ta với nước đối tác đó. - Mưc độ hài hòa với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tổng thể của quốc gia, bao gồm cả khía cạnh chính sách đối ngoại và chiến lược hội nhập tổng thế. Thứ hai, để đảm bảo một tầm nhìn dài hạn, cần xác định rõ các nhóm nhân tố như (1) Mục tiêu phát triển thị trường; (2) Mục tiêu chính trị-an ninh; (3) Mục tiêu chiến lược. Các nhóm mục tiêu này cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dài hạn của đất nước cũng như phù hợp với chính sách đối ngoại và hội nhập tổng thể của đất nước. Nhóm mục tiêu nào được chọn ưu tiên
84
cần phải đảm bảo rằng việc ký kết FTA với đối tác được lựa chọn sẽ mang lại những lợi ích chiến lược của quốc gia về trung và dài hạn, chứ không phải là sự đánh đổi lợi ích quốc gia trong tương lai, cũng không phải là sự đánh đổi những vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Cách lựa chọn đối tác FTA phải khoa học và chiến lược, nghĩa là cần dựa trên một hệ thống các mục tiêu và căn cứ cụ thể đồng thời phải có tầm nhìn dài hạn vượt lên trên những lợi ích kinh tế trước mắt và phản ứng chính sách ngắn hạn. Thứ nhất, cần xây dựng được các căn cứ khoa học để “đo lường” những kịch bản FTA hay cân nhắc các đối tác FTA tiềm năng như (i) Tương quan lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh quốc gia với nước đối tác; (ii) Mức độ chênh lệch trình độ phát triển với nước đối tác; (iii) Dung lượng thị trường của nước đối tác và mức độ chênh lệch giữa thực trạng và tiềm năng quan hệ thương mại-đầu tư giữa nước ta với nước đối tác đó; và (d) Mức độ hài hòa hoá với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tổng thể của quốc gia, bao gồm cả chính sách đối ngoại và chiến lược hội nhập tổng thể. Thứ hai, để đảm bảo một tầm nhìn dài hạn, cần xác định rõ các nhóm nhân tố như: (i) Mục tiêu phát triển thị trường; (ii) Mục tiêu chính trị-an ninh; và (iii) Mục tiêu chiến lược, tạo lập hiệu ứng “động” tích cực tới năng suất, lợi thế so sánh mới, năng lực cạnh tranh mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo hệ thống an sinh xã hội. Các nhóm mục tiêu này cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dài hạn của đất nước cũng như phù hợp với chính sách đối ngoại và hội nhập tổng thể. Nhóm mục tiêu nào được chọn ưu tiên cần phải đảm bảo rằng việc ký kết FTA với đối tác được lựa chọn sẽ mang lại những lợi ích chiến lược của quốc gia về trung và dài hạn, chứ không phải là sự đánh đổi lợi ích quốc gia trong tương lai, cũng không phải là sự đánh đổi những vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.
3.3.4. Phương thức tiếp cận và lộ trình chính sách FTA trong thời gian tới - Một số bài học rút ra từ thực tiễn FTA tại các nước ASEAN
- Một số bài học rút ra từ thực tiễn FTA tại các nước ASEAN cho chính sách FTA của Việt Nam
85
Singapore: Không thể phủ nhận quốc đảo năng động này là quốc gia đi tiên phong trong các sáng kiến FTA của khu vực qua việc ký hàng loạt các FTA với nhiều nước và khu vực trên thế giới nhằm mở đường cho trao đổi thương mại phát triển. Đây là đường lối đúng đắn dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của Chính phủ nước này bởi Singapore là đất nước có nền kinh tế phụ thuộc mạnh mẽ vào trao đổi thương mại. Tuy nhiên, khi nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm chính sách thương mại nói chung và chính sách FTA nói riêng từ Singapore, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Singapore không gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán vì đại đa số các mức thuế quan của Singapore đã ở mức 0%, do đó cũng ít gặp phải sự phản kháng từ các nhóm lợi ích trong nước hơn so với các nước khác.
Thứ hai, Singapore là một nền kinh tế phát triển và có mức độ quốc tế hóa cao, do vậy tất cả các lộ trình FTA song phương do Singapore khởi xướng đều có phạm vi điều chỉnh và nội dung cam kết cao hơn khuôn khổ cam kết đa phương tại WTO. Các FTA này không chỉ hướng tới tự do hóa thương mại hàng hóa mà còn đặt ưu tiên tự do hóa thương mại dịch vụ, cam kết các vấn đề về cạnh tranh, đầu tư, điều tiết trong nước, di chuyển lao động, mua sắm chính phủ và đảm bảo một hành lang điều tiết với những thông lệ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Do đó, đặc thù của Singapore khiến các nước đang phát triển và mới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như Việt Nam cần thận trọng khi học tập kinh nghiệm của nước này trong chính sách FTA.
Thái Lan:
Điểm đáng học tập trong chính sách FTA của Thái Lan đó là chủ trương lựa chọn các đối tác phát triển để cùng xây dựng lộ trình FTA, một mặt nhằm giữ và mở rộng thị trường, mặt khác nhằm hình thành những mối quan hệ chiến lược với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ, nâng tầm vị thế chính trị-an ninh của Thái Lan trong khu vực. Tùy từng đối tác, các cam kết mà Thái Lan đưa vào FTA có thể mang tính toàn diện hoặc chọn lọc, linh hoạt nhưng đều hướng tới phát triển các ngành mũi nhọn, ngành nước
86
này có ưu thế. Tuy vậy, chính sách FTA của Thái Lan cũng cần có sự tham vấn rộng rãi hơn với các nhóm thành phần trong hệ thống chính trị-xã hội, đặc biệt là của các nhóm bị tác động, tổn thưởng bởi các FTA đang và sắp triển khai. Đây là điểm mà Việt Nam cần đặc biệt lưu ý trong việc hoạch định chính sách FTA của mình, đặc biệt là khi ký FTA với các nước lớn.
Malaysia:
Việt Nam cần học tập Malaysia về việc nước này đã hình thành được một chính sách FTA với mục tiêu, lộ trình và phương pháp tiếp cận rõ ràng bất chấp việc xuất phát chậm và thụ động hơn so với Singapore hay Thái Lan. Chính điều này đã cho phép quốc gia này đã đang đẩy nhanh các sáng kiến FTA song phương với nhiều nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc. Ngoài ra, Malaysia rất quan tâm tới vấn đề chênh lệch phát triển, tính đa dạng của mỗi thành viên và các khu vực nhạy cảm của mỗi nền kinh tế.