Khu vực châu Âu

Một phần của tài liệu Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam (Trang 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Khu vực châu Âu

1.5.1.1. Khu vực Tây Âu

Châu Âu được coi là khu vực tập trung nhiều nhất các thỏa thuận thương mại khu vực. Liên minh châu Âu (EU) là nhóm nước tích cực triển khai các FTA song phương và khu vực nhất. Trước khi được mở rộng thành EU-25, EU-15 đã ký kết tổng cộng 111 hiệp định song phương và khu vực với các nước. Cụ thể, tới nay EU đã ký kết và thực thi các FTA với Tuynizi (1995), Irsarel (1995), Ma rốc (1996), Giooc-đani (1997), chính quyền Palestine (1997), Algeria (2001), Hy Lạp (2001) và Li-băng (2002). Các sáng kiến FTA với nhóm nước đáng chú ý là Hiệp định với nhóm nước Địa Trung Hải (EU-Mediterran FTA), với nhóm

29

nước ACP (EU-ACP FTA) thay thế cho Hiệp ước Lôme, FTA với Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và FTA với khối Mercosur.

Sau khi EU -15 mở rộng thêm 10 thành viên mới thành EU-25 vào ngày 1/5/2004, số lượng các FTA trong EU đã giảm mạnh do việc kết nạp 10 thành viên mới đã tự động “làm vô hiệu” 65 FTA giữa 10 thành viên mới với các thành viên EU-15 và giữa 10 thành viên mới với bên thứ ba trước khi kết nạp. Song không gian thị trường chung châu Âu giờ đây đã gồm 28 nước (EU-25 cộng với 3 thành viên của EFTA) với 450 triệu dân và chiếm 18% nền thương mại thế giới. Nhìn chung, các hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ EU là một bộ phận của quá trình tăng cường nhất thể hóa châu Âu về mặt kinh tế và chính trị. Do vậy, các hiệp định thương mại tự do của EU sẽ có xu hướng tích hợp thành các hiệp định rộng lớn hơn.

1.5.1.2. Khu vực rung và Đông Âu

Sự phân rã của Liên bang Xô-viết và giải tán Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) đã tạo ra 3 chiều hướng liên kết khu vực tại Trung và Đông Âu. Thứ nhất, một số nước kinh tế chuyển đổi Trung và Đông Âu đã gia nhập các FTA của EU và EFTA. Thứ hai, Liên bang Nga cùng các nước thành viên cũ của Liên bang Xô-viết đã nhanh chóng thành lập không gian Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) với 11 thành viên và không gian kinh tế thống nhất với 5 thành viên. Thứ ba, mặc dù thuộc nhóm các nền kinh tế chuyển đổi, vào đầu thập niên 1990, một số nước Trung và Đông Âu cũng sớm cùng nhau thành lập nên hai khu vực thương mại tự do để thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực là (1) Khu vực thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) ký năm 1992, gồm Balan, Hungari, CH Séc, Slovakia sau đó mở rộng ra Rumani, Bungari và Slovenia; và (2) Khu vực thương mại tự do Ban-tic (BFTA) gồm Estonia, Latvia và Lít-va.

Một phần của tài liệu Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)