Khu vực châu Mỹ

Một phần của tài liệu Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Khu vực châu Mỹ

1.5.2.1. Khu vực Bắc Mỹ

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ra đời năm 1994 đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức cũng như hành động về liên kết kinh tế khu vực của Mỹ nói riêng và tạo ra “hiệu ứng Đôminô” với một loạt các quốc gia khác trên thế

30

giới. So với EU thì Bắc Mỹ đi sau nhiều trong liên kết kinh tế và thương mại khu vực.

Làn sóng ký kết FTA diễn ra rất mạnh mẽ trong khu vực, ngay cả những quốc gia vốn rất “chung thủy” với vòng đàm phán đa phương như Mỹ nay cũng chuyển hướng mạnh mẽ sang xu thế hội nhập mới này. Trước khi có NAFTA, Mỹ cũng đã ký FTA với Isarel vào năm 1985 nhưng lúc đó chủ yếu mang động cơ chính trị, an ninh hơn là kinh tế. Các tiếp cận FTA khu vực và song phương của Mỹ được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Bush (2001-2004) với quan điểm “cạnh tranh trong tự do hóa thương mại”. Chỉ trong năm 2004, Mỹ đã tiến hành ký kết 9 FTA song phương với các nước và khối nước trên thế giới, cao hơn tổng số FTA Mỹ đã ký trước đó.

Các đối tác FTA khu vực và song phương đáng chú ý của Mỹ là Gióc-đan (2003), Chile (2003), Singapore (2003), Australia (2004), Maroc (2004), 5 nước thuộc Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) (DR-CAFTA 2004) và Baranh (2004). Hiện nay chính phủ Mỹ đang tiến hành đàm phán ký kết FTA song phương, tiểu khu vực và khu vực với 10 nền kinh tế khác nữa (như Colombia, Ecuado, Peru, Panama, SACU và Thái Lan). Mỹ cũng đang nghiên cứu khả thi về FTA với một loạt nước như Bolivia, Hy Lạp, New Zealand, Pakistan, Philippine, Đài Loan (TQ) và Urugoay. Mới đây nhất, Mỹ và Hàn Quốc đã ký FTA song phương (KORUSFTA) và đang trong quá trình chờ Quốc hội hai nước phê chuẩn.

1.5.2.2. Khu vực Trung và Nam Mỹ

Ngay từ thập kỷ 1960, các nước Mỹ La-tinh đã thành lập Khu vực mậu dịch tự do Mỹ La-tinh (LAFTA). Trong xu hướng hình thành FTA hiện nay, khu vực Trung và Nam Mỹ này cũng hết sức tích cực với các thỏa thuận thương mại song phương và nội khối với mục tiêu cao nhất là hình thành một liên minh thuế quan đầy đủ. Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng đồng Andean (Adean Community), Khối Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) và Cộng đồng Caribe (CARICOM) là những ví dụ sinh động.

Xét ở bình diện toàn châu lục, xu hướng hình thành FTA ở châu Mỹ đang được triển khai theo hướng lập nên Khu vực Thương mại tự do toàn châu Mỹ (FTAA)

31

với 34 thành viên, một sự kêt nối NAFTA với MERCOSUR, Cộng đồng Adean, CACM và Caricom. Kế hoạch này được khơi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ tại Miami (Mỹ) năm 1994, sau đó được nguyên thủ 34 nước thành viên chính thức phê chuẩn (kế hoạch trù bị với 9 nhóm đàm phán và 3 ủy ban đặc biệt) tại Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ tại Santiago (Chile) năm 1998.

Xét riêng từng quốc gia, có lẽ Mexico và Chile là những thành viên tích cực cuộc chơi song phương nhất. Sau khi tham gia NAFTA, Mexico chuyển hướng ký kết FTA với một loạt nước Trung và Nam Mỹ và châu Âu như với Costa Rica (1995), Bolivia (1995), Nicaragoa (1998), EU (2000), EFTA (2001) và gần đây là Nhật Bản (2004). Chile cũng tiến hành chiến lược FTA rộng khắp của mình với việc hình thành FTA với khối MERCOSUR (1996), Canada (1997), Peru (1998), Mexico (1999), các nước Trung Mỹ (2002), Mỹ (2003), EU (2003) và Hàn Quốc (2004).

Một phần của tài liệu Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)