Hình thái

Một phần của tài liệu Chế tạo và khảo sát một số tính chất đặc trưng của vi sợi Xenluloxơ và vi sợi Xenlulozơ Phtalat (Trang 30)

Cây mọc thành cụm dày như nứa lá to. Thân và ngọn thẳng ở nơi sáng và hơi cong ở dưới tán rừng, cao 10-20 cm, đường kính 6-10 cm, khi non (dưới 2 năm) màu xanh lục có phấn trắng, khi già màu xanh vàng, hết phấn trắng và có địa y bao phủ. Lóng dài trung bình 50-70 cm, cá biệt có lóng dài đến 1,4-1,6 m; vách dày 6-7 mm. Mắt nhỏ tròn, đường kính 1 cm. Đốt không phình to, không có vòng rễ, vòng mo rộng 4 mm, chia dưới vòng mang nhiều lông tím dài 5mm. Phân cành muộn, thường từ 1/3 dưới thân, ở đốt thứ 10-11, kích thước cành gần bằng nhau; góc chia cành 60o. Ở nơi nhiều nắng, đoạn dưới thấp có vài cành nhỏ, mang lá bé. Đáy mo có lông ngắn, hình chuông, lúc non xanh - vàng nhạt, cao 20 - 30 cm, đáy lớn rộng 31 cm, miệng rộng 8cm, mặt ngoài phủ nhiều lông. Tai mo nhăn nheo nhỏ, hơi cong, có nhiều lông mi; hai bên bẹ mo có lông; lá mo hình tam giác thon, dài 6 cm, rộng 3 cm, rụng muộn. Lá hình mác thuôn, dài 20 cm; rộng 2,5 cm; mặt trên xanh thẫm, dưới xanh nhạt; bẹ lá có lông màu vàng nhạt, số gân lá 18. Khi mọc ở nơi khô hạn lá có kích thước nhỏ hơn (15x2 cm). Cụm hoa mọc trên cành không lá; dài 60cm hay hơn; mỗi đốt mang 3-5 bông nhỏ, nhưng thường 1-2 bông nhỏ phát triển đầy đủ. Bông nhỏ hình trứng thuôn, dài 1- 1,5 cm, mang 3-5 hoa. Mày lớn màu vàng rơm cao 10 mm, mày nhỏ màu lục, mép tím nhạt, hình lòng thuyền, rất lõm, dài 12mm, rộng hơn mày lớn. Mày cực nhỏ 3, trong suốt có gân tím. Nhị 6, chỉ nhị màu vàng rất mảnh; bao phấn màu tím sẫm rất đẹp. Bầu phía trên màu tím, dưới xanh vàng [10].

1.4.2. Phân bố

Từ tây nam tỉnh Sơn La (huyện Mộc Châu), qua phía Tây tỉnh Thanh Hoá (huyện Quan Hoá, Lang Chánh) đến miền Tây tỉnh Nghệ An (huyện Anh

Sơn, Quì Châu, Quế Phong); phía Tây Quảng Bình (Quảng Ninh, Lệ Thuỷ). Lùng đã được nhập về huyện Chương Mỹ - Hà Tây (khoảng năm 1970) để trồng lấy nguyên liệu đan lát. Riêng các huyện phía tây tỉnh Nghệ An, thống kê năm 1964 có 9.720 ha rừng lùng với trữ lượng khoảng 96 triệu cây [10].

1.4.3. Đặc điểm sinh học

Lùng là loài cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, nắng nóng. Mùa khô từ tháng 10-11 đến tháng 4-5 năm sau, lạnh, hanh. Địa hình đồi núi thấp, có độ dốc vừa phải, cao dưới 800 m so với mặt biển. Cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven bờ suối, hoặc trong các thung lũng có đất ẩm, dày; trên đất feralite cát pha, thoát nước, phát triển trên sa thạch, phiến thạch. Cây mọc ở chân đồi, ven khe hoặc mọc xen rừng gỗ với độ mở tán rộng, thường có kích thước to và lóng dài hơn so với các nơi sống khác. Lùng mọc trong các rừng thứ sinh, mọc thuần loại hay xen lẫn với các loài cây gỗ ưa sáng như: bằng lăng, thành ngạnh, hu đay, hu ba soi và nhiều loài cây họ Dẻ. Mật độ đến 100 cây/khóm. Trọng lượng bình quân 12-18kg/cây [10].

1.4.4. Công dụng

Đặc điểm của cây lùng là dẻo, thớ mịn. sau khi chế biến phơi khô có màu vàng óng tự nhiên rất đẹp, rất phù hợp với việc sản xuất hàng đan lát thủ công mỹ nghệ [9].

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên vật liệu

Phoi phế thải cây Lùng (Nghệ An), được thu tại các hộ gia đình làm đan lát mỹ nghệ xuất khẩu huyện Nghi Lộc của Công ty TNHH Đức Phong (địa chỉ: Lô 15, khu công nghiệp nhỏ Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Đây là phần bị bỏ đi trong quá trình vót nan đan.

2.2.Xử lí sợi

Vi sơi được xử lí bằng hai phương pháp: phương pháp nấu bột giấy và phương pháp cơ

2.2.1. Phương pháp nấu bột giấy

Phoi lùng được đưa đi nấu bột giấy theo phương pháp sunphat và công nghệ nấu của Viện công nghiệp giấy và xenlulozơ theo quy trình sau:

Phoi lùng Nấu Dịch trắng Na2S + NaOH Bột gỗ sống Sàng thô Rửa Dịch đen Sàng tinh Làm đặc Bột sunfat Phân tán bột Nghiền Bột giấy Cô đặc Đốt Dịch xanh Hòa tan Kiềm hóa Na2S + Na2CO3

Hình 2.1:Quy trình nấu bột giấy bằng phương pháp sunfat

Một phần của tài liệu Chế tạo và khảo sát một số tính chất đặc trưng của vi sợi Xenluloxơ và vi sợi Xenlulozơ Phtalat (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w