Hoàn thiện công tác quản lý doanh thu

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế luật Giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại chi cục thuế huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La (Trang 44)

Việc quản lý căn cứ tính thuế của các hộ sản xuõt kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai là quản lý trên sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, để thực hiện tốt quản lý ĐTNT theo phương pháp kê khai đòi hỏi phải tăng cường triển khai và áp dụng tốt chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ.

Cán bộ thuế phải hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh phải mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ theo đúng quy định, tăng cường kiểm tra hoá đơn theo định kỳ. Lập biên bản xác nhận quản lý và sử dụng hoá đơn, kịp thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm về hoá đơn.

Tăng cường kiểm tra đột xuất việc xử dụng hoá đơn và ghi chép sổ sách, kế toán các đối tượng kinh doanh, kịp thời phát hiện và xử lý xuất bán hàng không ghi hoá đơn, bỏ ngoài sổ sách khối lượng bán hàng ra.

Đối với những hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai mà không thực hiện nghiêm chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ thì chi cục phải ấn định mức thuế cho đối tượng này và mức thuế ấn định phải cao và kiêm quyết xử lý phạt hành chính theo nghị định 22/CP của Chính phủ.

Cán bộ thuế cần kiểm tra việc hạch toán sổ sách, khoá sổ cuối kỳ của các đối tượng nộp thuế, đối chiếu giữa hoá đơn mua bán với sổ

sách kế toán, giữa sổ sách kế toán với hàng hoá thực tế tồn kho. Có như vậy mới tránh được tình trạng trốn lậu thuế.

Hơn nữa, cán bộ thuế cần tăng cường kiểm tra việc kê khai căn cứ tính thuế của đối tượng nộp thuế từng tháng. Nếu thấy có chênh lệch giữa số liệu kê khai và số liệu quyết toán theo nguyên nhân khách quan thì yêu cầu cơ sở kê khai bổ xung kịp thời. Đối với đối tượng cố tình kê khai sai, cán bộ thuế phải tiến hằnh truy thu và xử lý phạt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo quy định hàng quý, các đội thuế phải bố trí lịch kiểm tra chéo giữa các nhóm với nhau, tránh tình trạng thu khép kín nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thu thuế.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở SXKD ở huyện đều áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp ấn định.

Cán bộ thuế cần kết hợp chặt chẽ với hội đồng tư vấn, các ban quản lý chợ điều tra theo dõi, chặt chẽ về tình hình biến động giá cả hàng hoá, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về thu nhập để có tài liệu sỏt, đỳng để giúp cho việc xác định doanh thu, mức thuế ấn định của từng cơ sở sát với thực tế kinh doanh hoạc đưa các cơ sở có thu nhập tăng lên vào diện nộp thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng kinh doanh.

Cần điều chỉnh kịp thời doanh số ấn định của những hộ kinh doanh có thay đổi lớn về quy mô, tình hình hoạt động, kể cả trong thời hạn ổn định thuế.

Việc điều điều tra doanh số ấn định phải thực hiện đúng theo quy trình, cán bộ thực hiện phải vô tư, khách quan có trách nhiệm.

Công khai ổn định mức thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh là một biện pháp hiệu quả. Trước khi ổn định, mức thuế của từng hộ được đưa ra cho các tổ ngành hàng, tổ dân phố đề nghị mức thuế của từng hộ một cách công khai, dân chủ với tài liệu đầy đủ mang tính thuyết phục, với sự phân tích có tình, có lý sẽ tạo được không khí thoải mái, lành

mạnh góp phần củng cố lòng tin của các hộ sản xuất kinh doanh với cán bộ thuế và chính sách thuế. Từ đó tạo thuận lợi cho việc thu thuế.

Hàng tháng, tổ thu thuế cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, phổ biến công khai qua loa đài về kết quả thu thuế, tình hình nợ đọng dây dưa, các trường hợp cần điều chỉnh doanh thu, các trường hợp miễn giảm thuế, các trường hợp bị xử lý vi phạm… để nhân dân được biết và tham gia góp ý kiến. Ngoài ra cần phải có chế độ biể dương, khen thưởng kịp thời những người tích cực đấu tranh.

Hàng quý Cục thuế tổ chức kiểm tra chéo giữa các quận để nhận định, đánh giá về mức độ thất thu của quận và đề ra yêu cầu trong quản lý.

3.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý ấn chỉ thuế.

Do quá trình quản lý thu thuế GTGT rất phức tạp, hiện tượng trốn lậu thuế, sử dụng hoá đơn, ấn chỉ sai qui định vi phạm pháp luật, hiện tượng nợ đọng thuế GTGT thường xuyên xảy ra nên công tác thanh tra, kiểm tra thuế là công tác thường xuyên, trọng tâm của nghành thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào nội dung sau:

* Thanh tra số hộ sản xuất kinh doanh nhằm chống thất thu về hộ. * Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý về thu thuế đúng với quy định của Nhà nước chưa.

* Thanh tra, kiểm tra về doanh thu nhằm chống thất thu về doanh thu ấn định thuế. Bên cạnh đó xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT như trốn lậu thuế, chõy ỡ, tồn đọng thuế….

* Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, ấn chỉ thuế, đây là một nội dung rất quan trọng vì chứng từ hoá đơn thuế là cơ sở để quyết định số thuế GTGT phải nộp của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh.

* Thanh tra, kiểm tra sau khi hoàn thuế GTGT, sau khi doanh nghiệp tập hợp được các tài liệu như các chứng từ liên quan, bảng kê, sổ sách kế toán, đặc biệt đối chiếu hoá đơn đầu vào và hoá đơn đầu ra

để xác định tính chính xác của việc hoàn thuế GTGT, nếu thấy hợp lý thì bộ phận kiểm tra sẽ báo cáo lại cho lãnh đạo của Chi cục. Cần phải chú ý trong công tác thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng tạo dựng các giấy tờ, hồ sơ giả nhằm trục lợi từ chính sách hoàn thuế GTGT đúng đắn của Nhà nước, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý thật nghiêm minh theo pháp luật qui định.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế luật Giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại chi cục thuế huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w