II. PHẦN RIÊNG Câu
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hoàn toàn sai lệch.
Câu 2: (3 điểm) a.Về kĩ năng:
-Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục; cần nêu được các ý:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận – dẫn ý kiến: “ Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành một ông chủ nhà khó tính”.
- Giải thích được vấn đề: “ Tập quán xấu” là những thói hư, tật xấu trái với những chuẩn mực đạo đức và đã trở thành thói quen trong lối sống của con người. “ Tập quán xấu” ban đầu chỉ là “khách qua đường” nghĩa là không có quan hệ gần gũi, mật thiết; sau đó trở thành “người bạn thân ở chung nhà” nghĩa là có quan hệ gần gũi, thân thiết, thường xuyên; và biến thành “ ông chủ nhà khó tính” nghĩa là có thể sai khiến ta và ta hoàn toàn phụ thuộc vào nó.
- Chứng minh được vấn đề: dùng dẫn chứng( trong thực tế, trong văn học…) để chứng minh sự tiêm nhiễm của tập quán xấu là một quá trình đi từ
“khách qua đường” đến “ người bạn thân ở chung nhà” và cuối cùng trở thành “một ông chủ nhà khó tính”.
- Bình luận vấn đề :
+ Ý kiến đưa ra là hoàn toàn xác đáng.
+ Trong thực tế, tập quán xấu đang là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên, học sinh.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần tránh xa những thói hư, tật xấu; nếu lỡ mắc phải thì cần quyết tâm từ bỏ.
+ Luôn cố gắng đấu tranh, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Còn sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lệch hoặc bỏ giấy trắng
Câu 3: (5 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo triển khai được các ý sau:
- Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
- Tnú là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng,
- Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
- Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lý của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
(Dùng để tham khảo ôn tập thi TN THPT 2011) Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu II. (3,0 điểm)
“Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Ý Nội dung Điểm
I Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn 2,0
1 - Chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc chữa bệnh lao. Với tầng nghĩa này, chủ đề tư tưởng của truyện chỉ có thể là chống mê tín dị đoan.
0,5 2 - Mọi người phải giác ngộ được rằng: thuốc ở đây chỉ là thuốc độc.
Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
0,75 3 - Phải tìm ra một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách
mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
0,75