Các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

- Sản lượng chè nội tiêu tăng 1,8 lần trong 5 năm với hơn 50 chủng loại sản phẩm, Tổng công ty đang từng bước đáp ứng

9.2.Các nguyên nhân khách quan

9. Nguyên nhân của các tồn tạ

9.2.Các nguyên nhân khách quan

- Không có sự quản lý đồng bộ của các cấp các ngành về sản xuất và chế biến mà cụ thể ở đây là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại. Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất không tập trung. Lợi ích người dân không được đảm bảo khi hàng hoá bán được thì họ đổ xô ra trồng chè, ngược lại khi không tiêu thụ được thì họ lại phá đi trồng cây khác. Điều này vừa thiệt hại chung cho nền kinh tế quốc dân, vừa ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Tổng Công ty vì nguồn hàng không ổ định. Hơn nữa, công tác quản lý vĩ mô không thống nhất gây lên hiện tượng tranh mua trong nước, tranh bán ra nước ngoài đẩy giá hàng chè trong nước lên cao, giá xuất thấp gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty .

+ Chính sách thuế nông nghiệp hiện nay của Nhà nước quy định đối với cây chè cũng như cây trồng khác là hiện tượng đang phải nộp thuế tuỳ theo hạng đất mà quy ra thóc/ha. Đối với các cơ sở quốc doanh chè, các khoản nộp là 33% tổng sản lượng khoán. Các hộ nông dân ngoài việc phải nộp thuế nông nghiệp, còn phải đóng góp cho quản lý phí, bảo vệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cây chè và người làm thuê phải đóng góp như vậy là quá nặng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng chè thua kém hơn nhiều so với các vùng sản xuất nông nghiệp khác, điều đó tăng thêm những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .

+ Chính sách vay vốn đầu tư so với các cây trồng khác như cà phê, cao su thì chè là cây được nhà nước đầu tư thấp nhất .

+ Các doanh nghiệp sản xuất chè đầu tư quá lớn nên phải chịu lãi vay ngân hàng và khấu hao lớn. Hơn thế TCT lại phải gánh chịu nhiều chi phí mang tính chất công ích, xã hội cho cả vùng như : Cầu cống, bệnh viện, nhà trẻ, trường học ... làm cho giá thành sản xuất ra rất cao .

Ngoài ra, có một nguyên nhân khách quan nữa đó là mặt hàng chè có tính thời vụ cao nên việc tiến hành thu mua bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Mặt hàng này Việt Nam mới chỉ xuất với lượng quá bé (2% so với sản lượng xuất khẩu của thế

giới), các nước xuất khẩu chè khác lại có được các giống chè cho chất lượng và năng xuất cao, điều này hạn chế rất nhiều vị thế của chè Việt Nam trên trường thế giới. Giá đầu ra của sản phẩm chè giảm nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 41 - 43)