Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 37 - 41)

- Sản lượng chè nội tiêu tăng 1,8 lần trong 5 năm với hơn 50 chủng loại sản phẩm, Tổng công ty đang từng bước đáp ứng

9. Nguyên nhân của các tồn tạ

9.1. Nguyên nhân chủ quan

+ Do đầu tư thấp, không thực hiện đúng quy trình canh tác, vườn chè xuống cấp. Có tình trạng vườn chè cũ không được thâm canh đầu tư, lại bị khai thác quá mạnh làm cho cây chè chóng cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi, sói mòn làm giảm độ màu mỡ nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh hoặc phải thanh lý sớm. Mặt khác do giống chè còn nghèo, việc quản lý chăm sóc kém, bón phân chạy theo số lượng làm cho năng xuất chè thấp, chất lượng xấu .

+ Chè phát triển không đều, thậm chí không chỉ giữa các vùng mà ngay trong xí nghiệp có vườn tốt, có vườn lại rất xấu. Mặt khác, ở một số nơi sau khi giao vườn chè cho họ, đã có tình trạng quản lý theo kiểu buông lỏng, khoán trắng. Khả năng canh tác của người trồng chè một số nơi lại còn thấp .

- Về giống :

Hiện nay, Việt Nam chỉ có ba giống chè chủ lực : chè Shan ở vùng cao, chè Trung du, chè PH1 ở vùng Trung du, chất lượng ba giống chè này đều không cao. Mà theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất chè trên thế giới thì cơ cấu giống chè

phục vụ cho một nhà máy phải trên 10 loại, mỗi loại không quá 15% sản lượng. Và mỗi lô chè nên có: 30% số giống có chất lượng cao, 30% chuẩn, thì lúc đó sản phẩm sản xuất mới có chất lượng cao và ổn định. Và bởi vì các nhà nhập khẩu chè quan tâm đến việc ổn định chất lượng, khi đó họ mới ký các hợp đồng nhập khẩu sản lượng lớn và dài hạn .

- Về chế biến :

+ Phần lớn các cơ sở chế biến có công nghệ và thiết bị cũ, thường đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ, hao phí nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cơ cấu mặt hàng

+ Tình trạng chạy theo sản phẩm, cắt xén quy trình, làm bừa, làm ẩu để xuất khẩu và tiêu thụ với bất cứ giá nào đã hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Công ty .

+ Chế biến thủ công truyền thống chưa được chú trọng đúng mức và có biện pháp hiện đại hoá thích hợp nên sản phẩm thiếu đồng bộ. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm mới chỉ tập trung vào các mặt phát hiện khuyết tật hơn là có giải pháp ngăn chặn sản phẩm kém mà vẫn lọt ra thị trường .

ở đây có một vấn đề là, Tổng Công ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ chế biến, bảo quản chè, nên dẫn đến tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã. Hiện nay các mặt hàng của Tổng Công ty sử dụng hệ thống thiết bị không đồng bộ, khâu bảo quản chưa bảo đảm theo tiêu chuẩn của hàng nông sản, điều kiện về kho hàng còn đơn giản, chưa có hệ thống ẩm, thấm …

- Về vấn đề nghiên cứu và phát triển thị trường .

Hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước còn yếu, tất cả mới chỉ dừng lại ở doanh thu bao nhiêu, vòng quay vốn, lãi … do đó cần có những giải pháp gì trong tương lai.

Cũng như hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cung cầu chè trên thế giới, Tổng Công ty chưa có định hướng chiến lược thực hiện kế hoạch lâu dài trong xuất khẩu chè mà chủ yếu kinh doanh theo phương thức “được chuyến nào hay chuyến ấy ”. Trước đây thì thường xuất theo kế hoạch của nhà nước về xuất hàng trả nợ. Về sau, không còn phải xuất trả nợ. Nhưng vẫn phải nói rằng công tác điều tra thương nhân, lập kế hoạch trong tương lai, cho từng thị trường chưa làm được là bao, chính sách thương nhân và thị trường chưa ổn định. Có thị trường tiêu thụ

chè truyền thống lại để mất đi. Đó là thị trường chè vàng ở Hồng Kông. Hiện nay thị trường chủ yếu của Tổng Công ty là Iraq với gần 60% sản lượng chè làm cho thị trường này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xuất khẩu của Tổng Công ty, tuy nhiên bên cạnh đó với một tỷ trọng lớn như vậy thì tính rủi ro của nó là rất cao.

Mặt khác, Tổng Công ty chưa có quan hệ thân thiết với các chân hàng theo kiểu “hợp tác bền vững hai bên cùng có lợi ”. Đôi khi gặp sự biến động giá, các bạn có thể bán cho đối tác khác và thu lợi nhuận cao. Khi giá thấp thì Tổng Công ty lại phải mua vào bù lỗ .

- Về nguồn vốn :

Nguồn vốn của Tổng Công ty không phải là lớn, vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu còn hạn hẹp dẫn đến công tác thu mua gặp khó khăn. Giá chè lại phụ thuộc rất lớn vào thời vụ thu hoạch và chất lượng chè .

- Về cơ cấu tổ chức :

Cán bộ kinh doanh còn chưa thực sự chủ động trong công việc, còn thụ động với công việc được giao. Cán bộ trong kinh doanh còn thiếu, nhất là khâu giao dịch

đối ngoại. Việc có nhiều phòng kinh doanh để xuất khẩu chè là không hợp lý, đã nhiều lần sảy ra tình trạng tranh chấp khách hàng và thị trường ngay trong nội bộ của Tổng Công ty. Mặt khác, giá chào hàng lại không thống nhất, cùng một mặt hàng nhưng mỗi phòng lại chào với giá khác nhau do đó khách hàng thường lợi dụng để dìm giá .

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w