- Sản lượng chè nội tiêu tăng 1,8 lần trong 5 năm với hơn 50 chủng loại sản phẩm, Tổng công ty đang từng bước đáp ứng
8.2.Những tồn tạ
Tuy gần đây Tổng Công ty chè Việt Nam đã tiếp cận và mở ra được một số thị trường mới nhưng do chất lượng sản phẩm còn thua kém các bạn hàng quốc tế nên chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm chưa đa dạng và chuyển biến chậm trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm.
Năng suất chè bình quân còn thấp lại không ổn định, mẫu mã bao bì đơn điệu do đó chưa có bạn hàng thương mại lâu dài. Việc xuất khẩu chè qua nhiều khâu trung gian vòng vèo dẫn đến lợi nhuận thu được không cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều chi phí mang tính xã hội. Bất chấp mọi nỗ lực của Tổng Công ty chè Việt Nam để giữ vững và mở rộng thị trường, nhiều nhà xuất khẩu đã không quan tâm đến lợi ích lâu dài của người làm chè. Việc tranh mua chè trong nước cũng như việc tranh giành thị trường xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến nhiều đơn vị xuất khẩu những loại chè chất lượng kém, không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến uy tín của chè Việt Nam trên thương trường quốc tế .
Trong sản xuất nguyên liệu: Năng suất chè còn thấp, lam dụng thuốc trừ sâu, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và bảo quản chưa tốt, chưa có những giống chè năng suất cao..
Chè Việt Nam vẫn còn xuất khẩu nhiều dưới dạng sơ chế, bán thành phẩm chất lượng đạt loại trung bình trong khi nhu cầu thế giới về chè chất lượng cao ngày càng tăng khiến chè Việt Nam có sức cạnh tranh thấp và bị hạn chế về giá bản sản phẩm.
Công nghệ: công nghệ chậm đổi mới, thực hiện quy trình chế biến cũ chỉ có ít nhà máy xây dựng bằng công nghệ của ấn Độ, còn phần lớn là ở Liên Xô đến kỳ xuống cấp hoặc nếu có sửa chữa thì chắp và không đồng bộ. Chưa đầu tư nhiều cho dây truyền sản xuất chè thành phẩm, thông thường chi phí cho 1 kg chè thành phẩm chỉ mất khoản 1,4% giá thành nhưng giá bán ra lại tăng 2% so với chè bán thành phẩm. Đây là vấn đề đặt ra cho người làm chè cũng như Tổng Công ty.
Quản lý: Vẫn còn nhiều đơn vị lợi ích cục bộ chỉ chạy theo số lượng cốt để hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với người tiêu dùng, không quan tâm đến cải tiến chất lượng làm ảnh hưởng tới Tổng Công ty. Tổ chức quản lý ngành nghề chưa ổn định, việc phân cấp theo ngành và theo vùng lãnh thổ còn chưa rõ
ràng dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ sót trong quản lý. Kết quả là nhiều doanh nghiệp và cá nhân vi phạm các chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu chất lượng cả về chè búp tươi lẫn chè thành phẩm, ảnh hưởng đến uy tín ngành chè Việt Nam và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Sự phân tán giữa Trung ương và Địa phương còn nặng nề nên những người làm chè trong cả nước chưa thực sự tập hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Về tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ chưa được bền vững do ảnh hưởng của các điều kiện chính trị luật pháp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn rất còn yếu kém trong công tác thị trường. Công tác tiếp thị và nghiên cứu nhu cầu thị trường còn yếu, chưa chú ý đến thị trường tiêu thụ trong nước.
Hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, xuất khẩu còn chưa thống nhất, không đạt hiệu quả cao một phần là do thiết bị công nghệ còn chưa tiên tiến, hiện đại cùng với nhân lực trong công tác kiểm tra chất lượng còn yếu.
Hiện nay chúng ta còn chưa có chính sách đặc thù cho ngành chè nên ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển sản xuất, người đầu tư vào chè bị thiệt thòi so với đầu tư vào các ngành khác.
Hệ thống kênh phân phối nhiều khi còn qua rườm rà dẫn đến việc giá thành hoá tăng cao.
Mặt khác sản phẩm chế biến vẫn chưa linh hoạt, bao bì, bao gói vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, đơn điệu về mẫu mã, giá chè Việt Nam không cao do chất lượng chỉ đạt trung bình trong khi trên thế giới đang có nhu cầu về chè chất lượng cao. Đó chính là những vấn đề mà bản thân ngành chè phải vươn tới nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường không chỉ thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước