Trước khi bao gói ta thực hiện quá trình rây nhằm đảo bảo kích thước, đồng nhất của tinh bột và làm tăng chất lượng cũng như giá trị cảm quan của thành phẩm. Bột thành phẩm sau khi làm khô và làm nguội xong cần phải cho vào bao kín bảo quản ngay vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi. Đóng bao còn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển.
32
33
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tinh bột là nguyên liệu công nghiệp quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong hơn 10 ngành hàng thực phẩm, y dược, dệt may,…Và nó được thế giới ngày càng coi trọng trong công nghiệp chế biến tinh bột. Nhu cầu sử dụng loại tinh bột này trên thế giới ngày càng tăng và mở ra một thị trường cạnh tranh trực tiếp với các loại tinh bột khác tên thế giới.
Việt Nam hàng năm có sản lượng khoai lang dồi dào, cây khoai lang có thể trồng hầu hết ở các nơi. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp về khoai lang. Tinh bột khoai lang chế biến tốt có thể xuất khẩu qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản…
Khoai lang mang lại lợi ích vô cùng lớn cho con người. Tính đặc hữu của khoai lang là có độ dính, hàm lượng amilose trong cấu trúc phân tử tương đối cao 80%, hệ số tinh bột khoai lang là 85%, độ dính cao sau khi hồ hóa có tính đàn hồi tốt, sợ mì chế biến từ khoai lang có độ dai tốt hơn sợi mì làm bằng ngô, lúa mì. Những thuộc tính này làm cho tinh bột khoai lang được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và một số ngành công nghiệp nhẹ và y dược.
Khoai lang không chỉ dùng làm thực phẩm mà nó còn là nguồn nguyên liệu sản xuất ra nhiên liệu sinh học vì vậy chúng ta cần chú ý nhiều hơn tới các ngành công nghệ sản xuất khoai lang.
Từ đó, cho thấy khoai lang ngày càng có tầm ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người cũng như các ngành công nghiệp, thực phẩm, y dược, dệt may… Không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới và cây khoai lang hứa hẹn sẽ là cây lương thực thiết yếu và quan trọng trong khẩu phần ăn của các nước trên thế giới cũng như các ngành công nghiệp hiện đại.
Cần đầu tư nghiêng cứu và ứng dụng rộng rãi những công dụng hữu ích của khoai lang đối với đời sống con người cũng như đầu tư nghiêng cứu các giống khoai lang để tạo năng xuất cao, kháng được các loại sâu bệnh và thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Thường xuyên mở các cuộc hội thảo bàn luận về khoai lang để trao đổi kinh nghiệm cho nông dân và cho các chuyên gia đến tận vườn để tư vấn trao đổi với người dân trồng khoai lang.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo quản, chế biến khoai lang hiện đại.
Mở các sự kiện, hội chợ để xúc tiến, giới thiệu các giống khoai lang mới và những sản phẩm từ khoai lang cho người dân cũng như quãng bá những công dụng của khoai lang và những sản phẩm từ chúng đối với đời sống cho người tiêu dùng.
Các cơ quan có thẩm quyền cần đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trồng khoai lang phát triển ổn định và bền vững theo hướng công nông kết hợp.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Nguyễn Mạnh Hải, 2008, Giáo trình bảo quản nông sản, NXB Giáo Dục.
2. Ks. Thái Hà – Đặng Mai, 2011, Bạn của nhà nông – Kỹ thuật trồng và
chăm sóc khoai lang, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
WEBSITE
3. Đỗ Thị Mỹ Diễm, Trương Hoài My, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Tấn Được, Nguyễn Trung Nghĩa, 27/04/2013, Tiểu luận ôn nông sản - Tìm hiểu về khoai lang và QTSX tinh bột khoai lang
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-ve-khoai-lang-va-quy-trinh-san- xuat-tinh-bot-khoai-lang-11454/
4. Wikimedia Foundation, 20/09/2014, Khoai Lang
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_lang
5. Võ Chí Chính, Hệ thống máy và thiết bị lạnh