0
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản vào công tác kếtoán kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KHOA KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NỘI THẤT TIẾN PHÁT (Trang 52 -52 )

a. Chứng từ sử dụng

3.1.2 Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản vào công tác kếtoán kết quả kinh doanh

doanh

Về chính sách chiết khấu thương mại

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng nên tính cạnh tranh rất gay gắt. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty trong mỗi hợp đồng tương đối lớn và chủ yếu từ khách hàng lâu năm nhưng công ty lại chưa có hình thức ưu đãi nào cho khách hàng. Vì vậy, công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua với số lượng lớn để tăng lượng hàng hóa tiêu thụ nhằm tăng doanh thu và giữ chân những khách hàng cũ. Việc sử dụng chiết khấu thanh toán có tác dụng rất lớn trong việc thu hồi công nợ, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Việc hạch toán được vận dụng cụ thể như sau:

Khi có chiết khấu thanh toán sớm cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 1111 (TK 1121) – Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

-

Với những hàng hóa bị lỗi,tùy thuộc vào nguyên nhân và tỷ lệ bị lỗi mà công ty đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc “Giảm giá hàng bán”, tránh tình trạng gây mất uy tín với khách hàng. Mức giảm giá có thể là 1% – 3%, tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của hàng hóa và đối tượng khách hàng.

Thực hiện tối thiểu hóa chi phí

Công ty cần giảm đi một số chi phí không cần thiết như chí phí lưu trữ, bảo quản không cần thiết bằng việc tăng cường công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng số vong quay hàng tồn kho…

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Công ty dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra để tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu không được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty.

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:

Nếu số dự phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì doanh nghiệp không phải trích lập.

Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phải thu khó đòi để kế toán làm căn cứ lập BCTC theo định khoản:

Nợ TK 642(2): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi

Ngược lại, nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ theo định khoản ngược lại:

Nợ TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642(2): Chi phí quản lý doanh nghiệp

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi và ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác.

Đồng thời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 - “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ, đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi tăng vào TK 711 – “Thu nhập khác”, ghi tăng số tiền thu được. Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 - “Nợ khó đòi đã xử lý”.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giảm thiểu mức ảnh hưởng về sự biến động giá cả thị trường của HTK. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù

để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

-

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên TK 159 – “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Trong đó:

+ Bên Nợ: Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số đã trích lập cuối niên độ trước.

+ Bên Có: Số còn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ. Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK hiện có cuối kỳ.

Trình tự hạch toán:

Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên,ghi: Nợ TK 632: Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối năm tài chính tính khoản lập dự phòng cần lập: Đối chiếu với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cuối kỳ kế toán trước. Xác định:

+ Số chênh lệch phải lập thêm: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK (số tiền trích lập thêm) + Số cần hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 159: Số tiền hoàn nhập Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KHOA KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NỘI THẤT TIẾN PHÁT (Trang 52 -52 )

×