Kếtoán xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến Phát (Trang 28)

toán hiện hành (Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC )

- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác : Chứng từ này do doanh nghiệp tự lập và trong đó trình bày các khoản doanh thu, chi phí và thu nhập khác phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tính kết quả kinh doanh.

- Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí: Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn GTGT, bảng kê bán lẻ,…Chứng từ này có thể do doanh nghiệp lập hoặc do bên bán lập khi doanh nghiệp mua các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ bên ngoài. Nó thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra doanh thu và chi phí trong kỳ của DN.

- Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng… Các chứng từ này được lập theo mẫu quy định của Nhà nước, thể hiện số tiền thực thu, thực chi của doanh nghiệp trong kỳ.

- Các loại chứng từ doanh nghiệp lập theo hướng dẫn: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng…

Các loại chứng từ do doanh nghiệp lập hay bên ngoài doanh nghiệp lập, chứng từ bắt buộc hay chứng từ lập theo hướng dẫn thì đều phải được bộ phận kế toán kiểm tra tính xác thực và pháp lý của chúng rồi mới được sử dụng để ghi sổ kế toán. Sau khi ghi sổ thì chứng từ phải được bảo quản, lưu trữ cẩn thận theo đúng quy định.

Trình tự luân chuyển chứng từ:

- Chứng từ lập theo đúng mẫu quy định và phải phản ánh đúng nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đủ theo số liên quy đinh.

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán và các bộ phận liên quan sẽ tiến hành lập chứng từ : phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi.

- Chứng từ được luân chuyển đến kế toán, giám đốc và một số phòng ban kiểm tra ký và phê duyệt. Sau đó một liên chứng từ được giao đến phòng kế toán để kiểm tra sắp xếp và tiến hành ghi sổ kế toán tương ứng.

- Sau khi kế toán vào sổ thì các chứng từ sẽ được lưu trữ theo quy định của nhà nước. 1.2.2.2. Tài khoản sử dụng

+ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết cấu của tài khoản này như sau:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kết chuyển lãi

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Kết chuyển lỗ

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

+ TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

TK này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.

- Chi phí thuế TNDN của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Bên Có:

- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.

- Chi phí thuế TNDN hiện hành được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.

- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại.

- Kết chuyển chi phí thuế TNDN vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.

+ Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.

Bên Nợ

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán.

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”

Bên có

- Doanh thu bán hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

+ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Bên nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có:

- Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia

- Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết

- Chiết khấu thanh toán được hưởng

- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ

- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh

- Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính

- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

+ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.

+ TK 635 – Chi phí tài chính: Phản ánh những khoản chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như chi phí lãi vay, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do bán ngoại tệ…

+ TK 641 – Chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

+ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm chi phí lương nhân viên, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài…

+ TK 711 – Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập khác, doanh thu khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối: tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

Bên nợ:

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;

- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh;

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh; - Nộp lợi nhuận lên cấp trên. Bên có:

- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 421 có thể có số dư Nơ hoặc số dư Có. 1.2.2.3. Phương pháp kế toán

Trình tự hạch toán kế toán kết quả kinh doanh (phụ lục 06)

• Cuối kỳ kế toán, thực hiện các bút toán:

- Kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại(TK5211), giảm giá hàng bán(TK 5213), hàng bán bị trả lại (TK5212) để xác định doanh thu thuận(TK 511).

- Kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần vào bên có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính (TK515) phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển các khoản thu nhập khác (TK 711) phát sinh trong kỳ vào bên Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý (TK 642) phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính (TK635) vào bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển giá vốn hàng bán (TK 632) phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển các khoản chi phí khác (TK 811) phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Sau khi tính lợi nhuận kế toán trước thuế, nếu lãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN.

- Kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN (TK 821) vào bên nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Sau khi trừ đi số thuế TNDN phải nộp, ké toán tính lợi nhuận sau thuế và kết chuyển số lợi nhuận chưa phân phôi đó sang bên nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

- Nếu lỗ thì DN không phải nộp thuế TNDN, kêt chuyển sổ lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ (TK 421) vào bên có của TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Sổ kế toán

năm. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo QĐ 48/2006/BTC có quy định các hình thức ghi sổ kế toán gồm:

a. Hình thức Nhật ký chung:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ NKC theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng các tài khoản liên quan để phục vụ cho việc ghi sổ cái. Theo hình thức NKC, kế toán kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ Nhật ký chung (Mẫu số S03a – DNN) - Sổ Nhật ký bán hàng (Mẫu số S03a4 – DNN) - Sổ Nhật ký thu tiền (Mẫu số S03a1 – DNN) - Sổ Nhật ký chi tiền

- Sổ Cái các tài khoản: TK 511, TK 632, TK 131… - Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.

- Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung (Phụ lục 07)

b. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký sổ cái: Sổ này phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trật tự thời gian.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-Sổ Cái (Phụ lục 08)

c. Hình thức Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ vào các chứng từ ban đầu để ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Kế toán kết quả kinh doanhtheo hình thức ghi sổ này sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ Cái

- Chứng từ ghi sổ

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 09)

d. Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

+ Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

+ Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn

Một phần của tài liệu luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến Phát (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w