2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến Phát - Tên : Công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến Phát
- Mã số thuế: 0104561507
- Địa chỉ: tổ 8, Thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội - Vốn điều lệ: 500.000.000 đồng.
- Loại hình công ty: Công ty TNHH
Phạm vi trách nhiệm: Chịu trách nhiệm toàn bộ về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh Nghiệp.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ,nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Hình thức hoạt động: công ty TNHH Chức năng:
+ Tổ chức quản lý dự án, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng và cung cấp các dịch vụ trang trí nội ngoại thất công trình.
+ Sản xuất kinh doanh, cung ứng đại lý vật tư, thi công xây dựng công trình nhà ở,thiết bị xây dựng theo yêu cầu của các chủ đầu tư và khách hàng mang lại những giá trị bằng công nghệ mới cho các dự án thiết kế, xây dựng và các sản phẩm dịch vụ trang trí nội ngoại thất công trình.
Nhiệm vụ của công ty:
+ Xây dựng niềm tin bằng chất lượng, vươn tới những tầm cao mới về kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và hiệu quả.
+ Mong muốn đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chủ đầu tư và khách hàng với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
+ Tích cực đưa nghành xây dựng trở thành nghành có đóng góp lớn tạo điều kiện và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp các Sản phẩm – Dịch vụ bao gồm: + Tư vấn thiết kế
+ Thi công lắp đặt, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp + Trang trí nội, ngoại thất
2.1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
- Quá trình hình thành và phát triển: công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến
Phát được thành lập và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104561507 đăng ký lần đầu ngày 25 tháng 03 năm 2010 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Từ một công ty có quy mô
triển, đến nay công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có được chỗ đứng trên thị trường
2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
a. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (phụ lục 04)
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:
- Giám đốc: là người có quyền quyết định mọi hoạt động điều hành của công ty,là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp giám đốc giải quyết các công việc được phân công, có quyền ra mệnh lệnh cho các bộ phận do mình quản lý với quan hệ mang tính chỉ huy và phục tùng
- Phòng kinh doanh: hỗ trợ Ban giám đốc thực hiện các công việc liên quan đến mua hàng, bán hàng, tìm kiếm khách hàng.
- Phòng kế toán, tài vụ :
+ Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh củ đơn vị phù hợp với Quy định của Nhà nước và Quy chế tài chính của công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình ban lãnh đạo phê duyệt.
+ Phân tích các thông tin kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Tiến hành các thủ tục, thanh toán các loại thuế với cơ quan thuế
+ Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng hạn và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền cho đúng chế độ, quy định của Nhà nước.
- Phòng kỹ thuật- vật tư:
Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, vật tư, thiết bị trong công ty.
- Các đội xây dựng:
Có nhiệm vụ sửa chữa và lắp đặt máy móc cho các đơn đặt hàng của công ty.
2.1.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách áp dụng
a. Sơ đồ bộ máy kế toán của đơn vị
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Xây Dựng Nội Thất Tiến Phát (phụ lục 05)
Các nghiệp vụ kế toán chính phát sinh được tập chung ở phòng kế toán của công ty. Tại đây thực hiện tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra biện pháp cac quy đinh phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Các kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp với nghiệp vụ kế toán trưởng, trao đổi trưc tiếp với kế toán trưởng về các vấn đề liên quan đên nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của Nhà nước.
- Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí kế toán
+Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty, là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông báo kế toán vế hoạt động buôn bán, các khoản thu chi của doanh ghiệp cho lãnh đạo, đưa ra các ý kiến đóng góp của mình để giúp lãnh đạo tìm kiếm được phương án giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
+ Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và công ty. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.
+ Thủ quỹ: Giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi thường những mất mát này, Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, Chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản thu chi từ quỹ tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt, Thực hiện kiểm quỹ hàng ngày và đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ khớp với số dư trên sổ quỹ.
+ Kế toán vật tư- tài sản: Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình cung ứng, xuất- nhập vật tư hàng hóa phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Kế toán tiền và các khoản thanh toán: ghi chép đầy đủ và chính xác về việc thu, chi tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng. Đảm bảo thực hiện các khoản thanh toán với khách hàng, thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viê và các khoản thanh toán khác.
+ Chính sách kế toán áp dụng
- Kỳ kế toán: đơn vị áp dụng kỳ kế toán năm (từ ngày 01/01 đến 31/12) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng: Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bô Tài chính và các văn bản sửa đổi có liên quan.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình Nhập- Xuất- Tồn kho hàng tồn kho trên sổ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán.
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thằng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính theo thông tư số 45/2013/TT-BTC
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
TSCĐ của Công ty được hạch toán theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ bao gồm giá mua cộng thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí liên quan khác để đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng;
Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng và theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao áp dụng phù hợp với tỷ lệ khấu hao quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.