Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam- chi nhánh Long Biên (Trang 44)

- Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2007 là 452.95 tỷ đồng.Năm

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Tuy đạt được những kết quả khả quan song Chi nhánh vẫn có những mặt hạn chế nhất định:

- Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng lên và đều tập trung vào các khách hàng là các DNVVN và hộ gia đình. Những khoản vay này nếu không được kiểm tra, kiểm soát tốt và có biện pháp thu nợ kịp thời thì đây là trở ngại lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

-Dư nợ tín dụng DNVVN có tỷ trọng ngày càng giảm đi cho thấy Chi nhánh đang chuyển hướng cho vay nhằm đa dạng hóa dịch vụ vủa mình đồng thời giành vốn cho một số DN lớn.So với số lượng DNVVN lớn như hiện nay thì mức tỷ trọng giảm của Chi nhánh như vậy có thể là một hạn chế.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là: * Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Trên địa bàn sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng rất gay gắt, mật độ các Ngân hàng dày đặc. Họ đã hiểu rõ và chiếm lĩnh thị trường nên Chi nhánh cần quan tâm đến công tác quảng bá hình ảnh nhiều hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng DNVVN nói riêng.

- Dù đã nhất quán chủ trương ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của các DNVVN nhất là các DN ngoài quốc doanh, song với các khoản vay trung dài hạn thì quan điểm của Ngân hàng vẫn là mạo hiểm, rủi ro cao hơn đối với DN lớn. Điều này làm các DNVVN không được đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Sự bất ổn của các DNVVN như tỷ lệ phá sản cao, sự dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường, vốn tự có thấp nên khi có biểu hiện làm ăn thua lỗ thì rất khó thu hồi vốn vay... nên khiến cho Eximbank chuyển hướng sang đa dạng hóa đối tượng cho vay của mình trong những năm gần đây.

- Cán bộ tín dụng là người thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn.Để có một quyết định cho vay đúng đắn thì nguồn thông tin phải thu thập từ nhiều nguồn:từ khách hàng vay vốn,từ thị trường…Điều này dẫn đến công tác thu thập thông tin đôi lúc gặp khó khăn.Hơn nữa,việc tổng hợp thông tin của cán bộ tín dụng cũng chưa thật sự tốt giữa thông tin về bản thân khách hàng,thông tin ngành và thông tin thị trường.

* Nguyên nhân từ phía các DNVVN:

- Năng lực của các DNVVN được thể hiện ở năng lực quản lý và năng lập ,trình bày dự án còn hạn chế.Nhiều DNVVN hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu kinh nghiệm,trình độ còn thấp nên khả năng ứng phó trước những biến động của thị trường còn hạn chế chưa linh hoạt dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích và không hiệu quả.Một số nội dung của phương án kinh doanh được thiết lập sơ sài,thiếu thuyết phục đối với ngân hàng.

- Khả năng đáp ứng yêu cầu để được cho vay của các DNVVN còn kém, giá trị tài sản đảm bảo để vay vốn rất nhỏ mà nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh lại lớn cho nên đây là một trở ngại lớn, khiến các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngân hàn

- DNVVN thiếu minh bạch trong hoạt động,thực tế là hầu hết cá DNVVN có báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình thực tế,hệ thống sổ sách kế toán thường không đầy đủ,thiếu chính xác và minh bạch.Điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định đánh giá năng lực thực sự của khách hàng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam- chi nhánh Long Biên (Trang 44)