Cải cách hệ thống tín dụng phát triển thị trường vốn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG CÁC KCN TẠI HÀ NỘI (Trang 32 - 34)

Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ là yêu cầu của các DNV&N mà là yêu cầu cấp bách của công cuộc cải cách kinh tế. Quá trình này lên hướng vào một số vấn đề sau:

Nhà nước cần bãi bỏ quy định lãi suất trần mức lãi suất để cho ngân hàng tự quyết định trên điều kiện cụ thể của thị trường

Xoá bỏ các quy định mang tính phân biệt đối sử giữa DNNN và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực tín dụng

Ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của họ, do đó họ có thể đưa ra những quy định về đảm bảo tiền gửi phù hợp, quy định các tổ chức tín dụng quyền hạn rõ ràng về sở hữu hoặc bán lại các tài sản cầm cố, thế chấp

Thiết lập một hệ thống đăng ký toàn quốc về việc cầm cố, thế chấp cho thuê, và các phương thức giao dịch đảm bảo khác để tránh những hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong lĩnh vực tín dụng

Hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Cho phép các ngân sách nước ngoài mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam

Tăng cường hoạt động kiểm soát ngân hàng thông qua một số tổ chức hiệp hội ngân hàng để giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong mỗi ngân hàng

Thực hiện tốt một số biện pháp nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình cải cách của họ như:

Củng cố hệ thống tài chính bằng cách áp dụng những nguyên tắc kế toán và kiểm toán được quốc tế công nhận để nâng cao chất lượng cho vay và giảm tỷ lệ nợ khó đòi trong các ngân hàng.

Tăng cường hoạt động kiểm toán để đảm bảo cho vay trên cơ sở năng lực tài chính đích thực .

Khuyến khích phát triển các dịch vụ bảo hiểm để tăng nguồn tín dụng cho các Doanh nghiệp .

Hạn chế việc hình sự hoá các quan hệ dân sự trong lĩnh vực tín dụng nhằm giảm sự lo ngại trong công việc của các cá nhân viên ngân hàng hiện nay

Để giúp các DVN& N vượt qua khó khăn về vốn, Nhà nước cầm xây dựng (từ các nguồn ngân sách ) và khuyến khích các tổ chức trong việc hình thành các

quỹ chợ DVN& N (từ các nguồn ngoài ngân sách) . Những quỹ này có thể được sử dụng theo những mục tiêu khác nhau như: cho vay, hỗ trợ về về lãi suất hoặc bảo lãnh ... áp dụng thí điểm và nhân rộng phương thức cho vay quay vòng .

Quỹ đầu tư mạo hiểm (vốn mạo hiểm venture capital )có thể được nghiên

cứu và đưa vào ứng dụng Việt Nam đễ hộ trợ những nhà đầu tư có ý tưởng kinh doanh mới khi gặp khó khăn về vốn. Việc hình thành và điều hàng các quỹ này cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và một số tổ chức tài chính quốc tế có kinh nghiệm.

Thị trường chứng khoán là một nhân tố tích cực giúp cho các Doanh nghiệp

có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ngoài ngân hàng. Việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam trước hết sẽ giải quyết vấn đề vốn cho các Doanh nghiệp lớn, thông qua đó các DNV&N sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

Vấn đề vốn là một vấn đề muôn thủa mà các DNV&N luôn gặp phải nhiều vướng mắc. Để có thể đầu tư phát triển sản xuất và nhất là đầu tư vào các KCN đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ một lượng vốn nhất định , không phải doanh nghiệp nào cũng ngay lập tức có đủ số vốn cần thiết đó. Chính vì vậy các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ cho vay vốn của các ngân hàng và hệ thống tín dụng . Nếu chúng ta không có những chính sách thoả đáng và thích hợp đối với các hệ thống ngân hàng trong việc vay và cho vay thì vô hình chung chúng ta lại làm khó cho các doanh nghiệp và làm kìm hãm việc đầu tư mở rộng sản xuất .Do vậy để thu hút các DNV&N đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư vào các KCN thì Nhà nước và Thành phố Hà nội cần phải cải cách hệ thống tín dụng , phát triển thị trường vốn nhằm mực đích giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn về vốn .

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG CÁC KCN TẠI HÀ NỘI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w