nghiệp
Thực tế hơn 10 năm cải cách đã chứng tỏ rằng, chỉ khi chính sách kinh tế, các quy định của pháp luật được soạn thảo, ban hành và được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để mọi người phát huy sáng kiến của mình thì những chính sách đó mới thực sự được nhân dân hưởng ứng và phát huy nội lực.
Tuy rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được chính sách thừa nhận, song vai trò thực sự của nó vẫn được khẳng định. Nhiều quan niệm vẫn chưa được nghiên cứu đổi mới phù hợp với tình hình mới, do vậy nhiều vấn đề còn chưa có câu trả lời thích đáng, ví dụ : Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không ? Thuê nhân công có phải là hành vi bóc lột hay không? Vì vậy trong xã hội còn có những nhìn đánh giá không đúng về các nhà kinh doanh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điểm "đột phá" tạo ra động lực quan trọng trong giai đoạn tới là phải khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi công dân làm giàu hợp pháp. Nội dung này cần được thể hiện cụ thể trong
Nghị quyết của Đảng, Trong chính sách của Nhà nước và trong hành vi của
từng cán bộ, công chức. Bên cạnh những nội dung trong Nghị quyết của Đảng,
trong các chính sách của Nhà nước, điều quan trọng nhất cần được thực hiện đổi mới tư duy của các cơ quan công quyền để làm sáng tỏ vấn đề : chức năng của các cơ quan công quyền là hỗ trợ chứ không phải là cản trở sự phát triển kinh tế tư nhân.
Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương xây dựng Nghị quyết khuyến khích DNV& N. Thông qua Nghị định này, vai trò của DNV& N sẽ được khẳng định rõ ràng hơn. Tuy nhiên cần đưa ra quan điểm chủ đạo là khuyến khích DNV& N ngoài quốc doanh là chính (điều này cũng phù hợp với chủ trương giao, bán khoán và cho thuê các DNNN cỡ nhỏ).
Song song với việc khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân cần tăng cường cải cách khu vực DNNN, đặc biệt xác định lại rõ vai trò chủ đạo của DNNN : ở lĩnh vực nào và bằng phương thức gì? Chỉ khi thực hiện được điều này thì các nhà đầu tư tư nhân mới yên tâm kinh doanh, không lo ngại bị chèn ép hoặc đối sử không công bằng.
Muốn tôn vinh và khuyến khích các nhà doanh nghiệp thì trước hết phải thay đổi cơ bản cách nhìn nhận đánh giá về họ, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, bởi bản chất đa số các nhà kinh doanh không phải là lừa đảo, là bóc lột mà chính họ là những người đã góp phần tích cực mang lại của cải vật chất và sự phồn vinh trong xã hội. Khi các DNV&N đã được khẳng định vai trò của mình ( Đặc biệt là DNV & N ở khu vực ngoài quốc doanh ) thì đó chính là nhân tố tích cực để các doanh nghiệp phát triển và việc thu hút các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các KCN có nhiều thuận lợi hơn do yêu cầu của việc phát triển sản xuất . Hà nội là một trung tâm lớn về kinh tế , là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài quốc doanh , thì việc khẳng định vai trò của DNV&N để thu hút các doanh nghiệp này đầu tư sản xuất vào các KCN là một việc làm cần thiết .
3.3.2. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập và rút khỏi thị
trường của các Doanh nghiệp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật
Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp trong năm 2000 như thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy việc thực hiện triệt để luật Doanh nghiệp không phải đơn giản , trong một thời gian dài , giấy phép đã trở thành một công cụ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, đã nên cơ chế" xin - cho", cản trở sự tiến bộ của xã hội. Việc xoá bỏ các loại giấy phép (tạo điều kiện các nhà đầu tư cho việc thành lập Doanh nghiệp) đã tước bỏ quyền lợi của một nhóm người tại một số cơ quan công quyền, vì vậy chắc chắn nó sẽ gặp một sự phản kháng của chính nhóm người đó.
Trong một số lĩnh vực, điều kiện kinh doanh đã được ban hành thay thế cho giấy phép kinh doanh trước kia. Đặc điểm nổi bật nhất của "hệ thống" điều kiện kinh doanh hiện nay là : nhiều , phân tán, không rõ ràng, chồng chéo (quy định bởi trên 300 văn bản các loại). Vì thế rất dễ dàng xuất hiện nguy cơ tái hiện các giấy phép dưới hình thức điều kiện kinh doanh. Do đó để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, Nhà nước cần loại trừ những lực cản này, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp theo hướng :
- Xác định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện
- Xác định rõ ràng và cụ thể các điều kiện kinh doanh, đảm bảo tính cần thiết, tính hợp lý và tính khả thi của các điều kiện này
- Kiên quyết huỷ bỏ những giấy phép kinh doanh không phù hợp với Luật Doanh nghiệp
- Xây dựng bộ máy đăng ký kinh doanh có đủ năng lực để phục vụ tốt hơn cho các Doanh nghiệp
Tính rủi ro hầu như xuất hiện ở bất kỳ dự án kinh doanh nào, vì thế việc đảm bảo cho các Doanh nghiệp dễ dàng rút khỏi thị trường (bán Doanh nghiệp, đóng cửa Doanh nghiệp, phá sản theo luật định) sẽ giúp cho họ có cơ hội mới trên thị trường mới, tạo sự năng động hơn trong nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó, Nhà nước cần sớm đưa ra giải sau :
- Đưa ra những quy định pháp lý cho việc mua bán Doanh nghiệp
- Kiên quyết trừng trị những cá nhân tổ chức sử lý vay nợ theo"luật rừng " - Sửa đổi Luật Phá sản theo hướng:
+ Vi phạm bao quát hơn, có nhiều đối tượng có quyền yêu cầu phá sản + Đơn giản hoá và hợp lý hoá trình tự và thủ tục phá sản (ví dụ đơn giản và rút ngắn giai đoạn hoà giải )
+ Quy định về thành phần tổ thanh toán gọn nhẹ hơn
+ Có cơ chế tài chính phù hợp cho việc sử lý phá sản Doanh nghiệp của toà án
- Nâng cao năng lực của bộ máy toà án sử lý phá sản Doanh nghiệp
Việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập và rút khỏi thị trường của các Doanh nghiệp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật làm cho các DNV&N yên tâm hơn trong việc đầu tư vào các KCN , nhất là khi doanh nghiệp gặp khó khăn và rủi ro trong kinh doanh.