II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ CẢI BIẾN CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI.
2- Giải pháp đổi mới công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nộ
Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân thành phố vừa làm vừa bổ sung chính sách đền bù thiệt hại tại các phương án cá biệt, tại tâm lý so bì trong nhân dân tại các khu vực bị thu hồi đất khác nhau và không quản lý được mặt bằng chính sách chung.
Trong thời gian tới, cùng với việc Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, Uỷ ban nhân dân thành phố cũng lên có kế hoạch và ý tưởng thay thế Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 vì đã lỗi thời và có nhiều điểm chưa tuân thủ quy định tại các văn bản củacơ quan Trung ương (nhất là việc đền bù, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp như đã trình bầy trên đây, gây khiếu kiện phức tạp) đồng thời thay thế khung giá các loại đất trên địa bàn ban hành kém theo Quyết định số 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Thực tế cho thầy, với người nông dân, khi đền bù thì đều yêu cầu nhận ngay tiền mặt và càng nhiều càng tốt, những nhiều hộ gia đình lại không biết cách sử dụng tiền đó để tạo ra của cải vật chất mà lại đem tiêu pha khồng đúng, để rồi quay về bần cùng hoá (điều này có thể thấy ở các hộ dân huyện Sóc Sơn phải di dời để xây dựng khu chế xuất Nội Bài, khi nhận tiền đền bù thiệt hại hộ đã đem ngay đi
mua xe máy, ti vi, đài catset và nhậu nhẹt, khi hết tiền trong khi quen chơi đã sinh ra tệ nạn xã hội).
Ró ràng chỉ có tiền đền bù thiệt hại thì không thể khôi phục cuộc sống cho người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất, mà phải có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ và định hướng cho họ trong việc sử dụng tiền đền bù thiệt hại sao cho có lợi nhất. Một trong những yư tưởng đó là chính sách “Hậu giải phóng mặt bằng” sẽ được trình bày dưới đây
2-1-1 Về hoàn thiện, sửa đổi chính sách đền bù thiệt hại.
Về nguyên tắc, việc hoàn thiện, sửa đổi chính sách đền bù thiệt hại phải đáp ứng quyền lợi chính đáng của người dân bị thu hồi đất, quyền lợi của Nhà nước và của nhà đầu tư; đồng thời thể hiện tính kiên quyết của Nhà nước trong thực hiện quyền của mình đối với việc thu hồi đất để xây dựng, phát triển đất nước và tạo môi trường đầu tư hẫp dẫn. Các chính sách này cũng phải thể hiện được việc phân cấp mạnh cho chính quyền cấp quận, huyện, phường xã trng việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của phương án và việc quyết định phê duyệt phương án đó.
Yếu tố quết định của việc bồi thường thiệt hại, đó là chính sách về giá bồi thường thiệt hại về đất, chính sách tái định cư và tính cương quyết của Nhà nước trong việc thực thi phương án bồi thường thiệt hại đã được phê duyệt.