Phương pháp phân tích tín dụng còn mang nặng tính chất định tính, chưa đa dạng nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng phân tích tín dụng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

dạng nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng phân tích tín dụng.

Các phương pháp phân tích được áp dụng là phương pháp thông dụng và hiệu quả nhưng khi lựa chọn phương pháp này cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc lựa chọn chỉ tiêu và định mức so sánh. Một số ngành chưa có những định mức thống nhất được cơ quan có thẩm quyền cho phép công bố. Phương pháp chấm điểm đã được áp dụng trong phân tích tín dụng đối với khách hàng cá nhân tuy nhiên các chỉ tiêu đưa ra chưa được chuẩn xác, các yếu tố tài chính được đề cập cụ thể trong khi các yếu tố phi tài chính chưa được quan tâm thoả đáng. Các yếu tố phi tài chính mới chỉ quan tâm đến năng lực pháp lý của khách hàng, chưa quan tâm đến vị thế của khách hàng trên thị trường, chưa đề cập đến khả năng cạnh tranh của khách hàng cũng như tính cách, đạo đức của khách hàng. Thực tế, nhân viên tín dụng cũng ít sử dụng đến phương pháp này.

Với phương pháp đang sử dụng, phân tích tín dụng của SB còn dài dòng, chú trọng đến phần trình bày diễn đạt bằng lời và để hoàn thiện tờ trình tín dụng phải đầu tư rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà hoạt động cho vay tiêu dung phát triển mạnh, phương pháp điểm hệ được áp dụng sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc về mặt thời gian cho nhân viên tín dụng bằng việc dựa trên sự chuẩn hoá, đối chiếu điều kiện khách hàng với các mức điểm và đưa ra đánh giá dựa trên tổng số điểm khách hàng đạt được.

- Trình độ phân tích của cán bộ tín dụng ngân hàng còn hạn chế, tờ trình thẩm định tín dụng phản ánh kết quả phân tích chưa hoàn thiện

Tại SB – Hà Nội, hầu hết nhân viên tín dụng đều đã có trình độ đại học nhưng kinh nghiệm thực tế còn thiếu hoặc mới chỉ có kinh nghiệm công tác tại các lĩnh vực ngoài ngành ngân hang. Do vậy khả năng phân tích của nhân viên tín dụng, đặc biệt là kỹ năng đánh giá các dự án đầu tư, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập hoàn thiện một bảng lưu chuyển tiền tệ từ đó là cơ sở cho việc có áp dụng phương thức cho vay, mức vay, thời điểm giải ngân, thu nợ thích hợp đối với từng khách hàng bị hạn chế.

Bên cạnh đó, trình độ tin học, ngoại ngữ và kiến thức tổng hợp về thị trường còn thiếu rất nhiều do bản thân nhân viên tín dụng chưa nỗ lực trang bị cho mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác thông tin, tiếp nhận những phần mềm tiên tiến đã được áp

dụng trên thế giới và trong khu vực. Một thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại các nước phát triển thường là những chuyên gia giỏi về kiến thức và nghiệp vụ, được tuyển chọn từ những sinh viên ưu tú tại các trường đại học. Đó cũng là một trong những yếu tố cần phải xem xét khi đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Về mặt phản ánh kết quả phân tích trong tờ trình, hiện nay, tại SB – Hà Nội, tờ trình thẩm định tín dụng được áp dụng theo một mẫu thống nhất do Hội sở qui định. Tuy nhiên, chính những qui định này đã làm giảm tính sáng tạo, mở rộng trong quá trình phân tích tín dụng bởi một số mẫu chưa đưa ra đầy đủ những yếu tố cần phân tích. Bản thân các đánh giá về khách hàng còn sơ sài, ngắn gọn, không thể nhìn nhận và đánh giá hết các yếu tố rủi ro tiềm ẩn mặc dù điều này cũng có thể do năng lực đánh giá của nhân viên tín dụng hoặc do sự cố tình vi phạm về qui chế để che giấu cho khách hàng. Cho dù là do khách quan hay chủ quan về phía cán bộ tín dụng, một tờ trình với nhiều khiếm khuyết như trên sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho ngân hang khi các cấp xét duyệt tín dụng đưa ra những quyết định mà không có điều kiện xem xét đánh giá lại toàn bộ.

- Nguyên nhân do quy trình tín dụng của SB

Việc kết hợp phân cấp trong việc quản lý tín dụng theo cả chiều dọc và chiều ngang, bên cạnh việc tăng khả năng kiểm soát rủi ro bằng quản lý tập trung thì lại là nguyên nhân gây ra tình trạng kéo dài thời gian xử lý một nhu cầu vay của khách hàng. Toàn bộ hồ sơ thẩm định vượt hạn mức phê duyệt của các giám đốc chi nhánh và phòng giao dịch được chuyển tới Hội đồng tín dụng cấp trên, việc quản lý giải quyết tập trung số lượng hồ sơ tái thẩm định khổng lồ này làm giảm hiệu quả của tái thẩm định và kéo dài thời gian cung cấp vốn vay cho khách hàng.

Việc định giá và quản lý tài sản thuộc bộ phận thẩm định tài sản nên đã không gắn trách nhiệm của nhân viên tín dụng vào yếu tố tài sản của khách hàng. Đồng thời điều này cũng làm hạn chế sự phối hợp giữa nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định tài sản bởi nhân viên thẩm định tài sản đánh giá tài sản một cách khách quan theo đúng qui chế của SB mà không để ý đến các yếu tố về khách hàng.

Tất cả những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong chất lượng phân tích tín dụng của SB – Hà Nội cần được xem xét lại một cách tổng thể từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng phân tích tín dụng trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w