trả nợ của khách hàng
Trên thực tế, trong quá trình phân tích tín dụng đưa đến quyết định cho vay đối với khách hàng, SB- Hà Nội đã bỏ qua rất nhiều khách hàng tốt do những thông tin về người vay thể hiện trên tờ trình chưa đầy đủ, không được làm rõ. Ngược lại, có những khoản vay được duyệt nhưng quyết định cho vay về mức vay, về kỳ hạn và số tiền trả theo phân kỳ không phù hợp với thực tế của khách hàng đã dẫn đến tình trạng chậm nợ hoặc nợ quá hạn (đặc biệt đối với các khoản vay trả góp).
Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thể hiện trong quyết định 127/2005/QĐ- NHNN, khi một khoản vay đến hạn trả gốc hoặc trả một phần gốc mà khách hàng không thực hiện trả thì khoản vay này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn đồng thời toàn bộ các khoản vay khác của khách hàng tại Ngân hàng đều bị chuyển sang nợ quá hạn. Theo tinh thần của quyết định, tại SB, sau khi ứng dụng chương trình Core Banking mới, các khoản nợ gốc chỉ cần trả chậm trong sau 5 ngày và các khoản nợ lãi không thực hiện trả sau 3 tháng, khoản vay sẽ tự động chuyển sang nợ quá hạn và trích dự phòng rủi ro. Hạn chế này
sẽ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tại SB – Hà Nội tăng lên kéo theo việc giảm lợi nhuận do phải trích dự phòng.
- Thời gian giải quyết một khoản vay tương đối dài một phần do sự chậm chễ, kéo dài trong quá trình phân tích tín dụng.
Hiện tại, SB có rất nhiều sản phẩm tín dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng, mỗi sản phẩm lại có những qui trình, qui chế riêng. Tuy có sự qui định cụ thể về số ngày thực hiện trong qui trình xét duyệt tín dụng, ví dụ như đối với khách hàng mới, khoản vay ngắn hạn và trả góp thời gian tối đa là 04 ngày, khoản vay trung hạn là 07 ngày làm việc, đối với khách hàng cũ lần lượt là 02 ngày và 05 ngày nhưng trên thực tế, để được duyệt vay, khách hàng mới phải chờ trung bình là 10 ngày hoặc hơn nữa, nhất là đối với các khoản vay của doanh nghiệp.
Trong qui trình tín dụng, thời gian dành cho việc phân tích của nhân viên thẩm định tín dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Nhưng chính công đoạn này đa số lại vượt quá thời hạn qui định, từ đó ảnh hưởng đến các bước khác như xét duyệt của hội đồng tín dụng, hoàn tất thủ tục về tài sản đảm bảo của nhân viên thẩm định tài sản…
- Phân tích tín dụng chưa có sự tập trung đánh giá và quản lý tài sản đảm bảo mà mới chỉ coi đây là một trong những yếu tố cần thiết cho bất kỳ một khoản vay nào.
Thực tế, không một ngân hàng nào coi tài sản đảm bảo như một nguồn trả nợ chính của khoản vay hay nói cách khác, các ngân hàng không bao giờ tính đến việc bán tài sản đảm bảo để thu nợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tài sản thế chấp hay cầm cố cho ngân hàng chính là một trong những động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn. Đó là những trường hợp mà khách hàng dùng tài sản của chính mình hay của bố mẹ, anh em ruột để thế chấp cho ngân hàng.
Cũng phải đề cập đến một khía cạnh khác trong tài sản đảm bảo, đó là phương thức quản lý tài sản đảm ít khi được đưa ra ngay trong tờ trình phân tích tín dụng. Đã có không ít trường hợp khách hàng sử dụng tài sản thế chấp như ô tô để sử dụng vào những mục đích bất hợp pháp như chở hàng buôn lậu dẫn đến bị tịch thu xe, ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian để theo kiện tại toà án. Hay có trường hợp tài sản đảm bảo là hàng hoá nhưng do có sự thông đồng giữa khách hàng và quản lý kho nên hàng hoá được xuất kho mà ngân hàng không biết.
Đối với tài sản là hàng hoá, máy móc, trang thiết bị mới, nhiều thông số kỹ thuật và phức tạp, việc quản lý của SB gặp khó khăn do không nắm bắt được đặc tính kỹ thuật của tài sản. Rủi ro có thể xảy ra nếu trong quá trình quản lý tài sản, tài sản có thể hỏng, hư hại do không phù hợp với môi trường và khí hậu của Việt Nam, tài sản có thể mất giá do dây chuyền công nghệ quá lạc hậu hoặc không phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Những vấn đề về tài sản đảm bảo nêu trên đã khiến cho công tác phân tích tín dụng bị ảnh hưởng lớn khi đánh giá việc trả nợ của khách hàng.
Với những biểu hiện hạn chế trên cho thấy chất lượng phân tích tín dụng tại SB chưa thực sự ổn định. Phân tích tín dụng chưa đạt tới sự phản ánh chính xác, toàn diện và khách quan khách hàng vay, thời gian phân tích còn kéo dài chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn vay cho khách hàng. Những hạn chế đó cần được xem xét và tìm ra nguyên nhân để có các giải pháp kịp thời khắc phục.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nhằm nâng cao chất lượng của phân tích tín dụng bằng việc đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên, vấn đề quan trọng là phải đi tìm hiểu các nguyên nhân của hạn chế đó. Ta có thể xem xét những nguyên nhân cơ bản sau: