Thông tin phục vụ cho phân tích tín dụng còn thiếu và việc khai thác thông tin tại SB chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34 - 36)

tại SB chưa hiệu quả.

Trước hết là vấn đề thiếu thông tin phục vụ cho phân tích tín dụng, được thể hiện ở nhiều khía cạnh.

Thiếu thông tin từ bản thân hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp: với các khách hàng doanh nghiệp, thông tin tài chính là một trong những loại thông tin quan trọng tuy nhiên hầu như các báo cáo tài chính đều chưa được kiểm toán hoặc có qua kiểm toán nhưng chậm so với thời gian mà SB yêu cầu, còn đối với các cá nhân, thông tin về nguồn thu nhập do khách hàng cung cấp thường không chính xác, đặc biệt là các đối tượng làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Thiếu thông tin từ việc lưu trữ thông tin ngay tại Ngân hàng: Đối với những khách hàng đã vay vốn trước đây, thông thường SB lưu hồ sơ tất toán vào tủ hồ sơ, sau khoảng 1 năm, số hồ sơ này sẽ được chuyển xuống kho của Ngân hàng. Do vậy, khi cần lấy lại những thông tin này, việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn và không đầy đủ.

Thông tin từ trung tâm Thông tin tín dụng (CIC): Hỏi tin CIC là một trong những nguyên tắc bắt buộc đối với mỗi khoản vay tại SB – Hà Nội. Tuy nhiên, thông tin từ CIC mới chỉ cập nhật trong khoảng thời gian từ 2 năm trở lại tính đến thời điểm xét duyệt khoản vay, thêm vào đó việc truy cập thông tin đôi khi rất mất thời gian do tốc độ đường truyền chậm hoặc có những trục trặc kỹ thuật của Trung tâm

Thông tin thiếu do việc tìm hiểu thông tin từ các Ngân hàng khác gặp nhiều khó khăn: thông thường, để biết được thực chất của khách hàng trong những lần vay trước đây hoặc những khoản dư nợ hiện tại, nhân viên tín dụng thường phải tham khảo thông tin từ các ngân hàng khác, nhưng việc này không phải đơn giản vì các ngân hàng do tính chất cạnh tranh rất mạnh nên không thể chia xẻ thông tin một cách toàn diện trừ khi nhân viên tín dụng tìm được mối quan hệ tốt với các nhân viên khác tại những ngân hàng này.

Thiếu thông tin từ các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành đang nghiên cứu…: Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tài chính, luật pháp còn hạn chế do không có cơ chế phối hợp. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thông tin từ các doanh nghiệp cùng ngành để tham khảo cũng gặp khó khăn do SB- Hà Nội chưa có bộ phận nghiên cứu tổng hợp và dự báo.

Việc khai thác thông tin kém hiệu quả cũng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích tín dụng của SB. Phần lớn nhân viên tín dụng tại SB – Hà Nội có thời gian làm việc tại Ngân hàng từ một đến ba năm, do vậy các mối quan hệ còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong việc nhìn nhận và đánh giá thông tin một cách toàn diện nên thông tin nhận được không đáp ứng được nhiều cho phân tích tín dụng. Mặt khác, trong quá trình phân tích tín dụng, nhân viên tín dụng sử dụng phần lớn lượng thông tin do khách hàng cung cấp. Khách hàng có thể nộp cho ngân hàng những báo cáo không trung thực, phản ánh sai lệch thực trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị, có thể dẫn đến quyết định cho vay không đúng đắn. Thêm vào đó, nhiều cán bộ tín dụng không tuân thủ theo quy trình thẩm định yêu cầu xuống cơ sở kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng theo định kỳ trước khi cho vay, trong khi cho vay và cả sau khi cho vay. Sẽ rất khó phân biệt được một hồ sơ thẩm định chay với một hồ sơ thẩm định có qua kiểm định trên thực tế.

Do nguồn thông tin chưa được chính xác và khai thác kém hiệu quả nên sự phân tích tín dụng phụ thuộc nhiều vào cảm quan của cán bộ tín dụng, đôi khi nội dung phân tích được thể hiện theo ý đồ của cán bộ tín dụng, chưa phản ánh khách quan được khách

hàng vay. Khả năng có thể xảy ra là cán bộ tín dụng có thể hợp lý hoá báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện của món vay và các yêu cầu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w