5.1 Nguyên nhân khách quan
Các Doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý hầu hết vẫn đang ở trong tình trạng sắp xếp lại do làm ăn kém hiệu quả không chú trọng đến việc trả nợ gốc và lãi tiền vay theo cam kết.
Sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn chưa thực sự vững chắc, công suất không đồng đều, tình trạng gian lận trong kinh doanh vẫn diễn ra ở một số khách hàng do đó nguy cơ về sự đổ bể trong kinh doanh có thể xảy ra.
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Luật pháp ban hành chưa đồng bộ còn nhiều bất cập. Một số văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề cầm cố, thế chấp tài sản ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chưa đồng bộ nên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc.
Việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, một tài sản có nhiều bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tạo điều kiện
cho khách hàng lợi dụng vào đó để vay nhiều tổ chức tín dụng trong cùng một thời điểm. Làm cho Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử lý tài sản thế chấp. Một số cơ quan chức năng chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng, khi có nhu cầu phối kết hợp để xác định tư cách tài sản thế chấp của khách hàng, cũng như khi xử lý tài sản đảm bảo khoản vay.
Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhà nước chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, hiệu quả quản lý còn kém. Do đó chưa khuyến khích được bộ phận kinh tế này phát triển.
Do những nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh…mà con người không chống đỡ được đã làm ảnh hưởng đến khách hàng.
Do sự thay đổi của chính sách tiền tệ, chính sách thuế…
Do môi trường kinh tế có những biến động về lãi suất, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đã gây khó khăn cho khách hàng, từ đó tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập của khách hàng.
Đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, sản phẩm tiêu thụ châm, chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế thị trường, địa phương chưa có chính sách đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế trang trại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư vốn của Ngân hàng.
5.2 Nguyên nhân chủ quan
Công tác thu hồi nợ quá hạn chưa toàn diện và chưa thực sự kiên quyết trong phạm vi trách nhiệm được phân công, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán chưa thực sự bám sát đơn vị.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu các kiến thức về pháp luật, thiếu các thông tin về thị trường và khách hàng vay vốn dẫn đến sử lý nghiệp vụ còn chậm, sai sót chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới hiên nay. Không ít cán bộ tín dụng hiện nay có tư tưởng tín dụng chậm. Việc thẩm định
của cán bộ tín dụng đôi khi làm chiếu lệ không sát với thực tế do đó chất lượng không cao.
Số lượng kế toán cho vay ít mà khách hàng đến giao dịch với NHNo & PTNT huyện Hoằng hoá ngày càng nhiều nên trong nhiều phiên giao dịch kế toán cho vay không thể đáp ứng được hết mọi nhu cầu của khách hàng.
Do áp dụng thu lãi chưa phù hợp, chưa linh hoạt về thời gian thu lãi, về đối tượng cho vay, chưa năng động linh hoạt trong việc khai thác hết khă năng của khách hàng.
Nhìn chung với tình hình thực tế nêu trên hoạt động của NHNo & PTNT huyện Hoằng hoá muốn cạnh tranh được với Ngân hàng khác thì cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, cụ thể để hoàn thiện nghiệp vụ cho vay và kế toán cho vay. Từ đó góp phần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Hoằng hóa.