Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa (Trang 51)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Việc quản lý tiền của Công ty còn chưa được hiệu quả, Công ty chưa có một mô hình quản lý mức dự trữ tiền, do đó hiện nay lượng tiền tại công ty vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng cho thấy Công ty vẫn chưa tìm được điểm dự trữ tiền mặt tối ưu, chưa giúp công ty xác định được khoảng cách giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ để từ đó có những biện pháp bổ sung cũng như giảm bớt lượng tiền mặt để tránh lãng phí vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

- Công tác quản lý các khoản phải thu còn chưa đạt hiệu quả cao nguyên nhân là do Công ty chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng, chưa có các biện pháp quản lý khách hàng, đánh giá tín dụng khách hàng mà đã đồng ý cho khách hàng vay nợ nên tài sản lưu động bị ứ đọng ở khâu này chiếm tỉ trọng cao và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty.

- Nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu, công ty không đi vay ngắn hạn và dài hạn tổ chức tài chính cho thấy công ty chưa linh hoạt trong công tác huy động vốn, chưa phát huy được hiệu quả từ đòn bẩy tài chính đem lại.

- Trong giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của công ty là đáng ghi nhận nhưng từ những kết quả đạt được cho thấy hiệu quả đem lại trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn đâu đó sự thiếu quyết đoán và nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình diễn biến ngành công nghệ phần mềm Việt Nam và Thế giới cũng như các chính sách của Nhà nước trong việc quản lý lĩnh vực công nghệ thông tin.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Thị trường công nghệ phần mềm trong nước còn thiếu sự liên kết: Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế xếp hạng thứ 20 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về công nghệ phần mềm. Có được những đánh giá này là cả một quá trình vận động, khai phá không ngừng của các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước cùng với các chính sách khuyến khích của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay, các con số thống kê về CNPM Việt Nam là chưa đầy đủ theo ý kiến của một số chuyên gia và nhà

52

lãnh đạo. Nhiều doanh nghiệp ngại báo cáo con số, ngay như Hiệp dội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam - Vinasa cũng chỉ dừng lại con số báo cáo ở tỷ lệ %, và ước tính. Chính việc không có con số thống kê tương đối chính xác này phần nào sẽ ảnh hưởng tới các định hướng phát triển CNPM ở nước ta. Nó cũng thể hiện sự liên kết chưa khăng khít giữa các đối tác trong ngành CNPM ở ta.

Thêm vào đó sự cạnh tranh giữa các hãng công nghệ phần mềm, đặc biệt là một số tập đoàn IT lớn như FPT, HPT, TMA, KMS,…khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp IT nhỏ như Công ty CP Công nghệ phần mềm Hài Hòa gặp nhiều khó khăn.

- Thực tế cho thấy sự đầu tư của nhà nước cho công nghiệp phần mềm không lớn. Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để hình thành các tổng công ty, các tập đoàn lớn, trong khi vốn đầu tư cho công nghiệp phần mềm có thể nói là không đáng kể. Tuy nhiên đây là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp phần mềm vừa ra đời đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng nghìn đối thủ trong và ngoài nước, nếu không có sản phẩm và trí tuệ thì cho dù được đầu tư rất lớn cũng không thể cạnh tranh được. Chính vì vậy, Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đã lựa chọn hình thức hỗ trợ sáng tạo đó là tập trung vào nâng cao năng lực mà cụ thể là quy trình và nguồn nhân lực, vì đây là hai yếu tố chính mang lại sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa (Trang 51)