Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa (Trang 42)

Như trong chương 1 đã trình bày hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Phân tích hệ thống chỉ số ấy là một khâu không thể bỏ qua. Nó sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhằm đưa ra cách khắc phục tốt nhất.

2.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động

Biểu đồ 2.2. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động

(Nguồn: Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa)

Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của Công ty CP Công nghệ phần mềm Hài Hòa (Công ty CP Hài Hòa) ta có nhận xét:

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động: Chỉ tiêu nói cho ta biết về số vòng quay của tài sản lưu động của Công ty được luân chuyển trong một năm. Công ty có vòng quay tài sản lưu động thuộc loại thấp, vòng quay tài sản lưu động đang có xu hướng giảm trong những năm vừa qua (năm 2012 tài sản lưu động luân chuyển được

1.28 0.9 0.84 280.9 398.56 427.26 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngày Vòng

Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Thời gian luân chuyển tài sản lưu động

0,9 vòng, giảm 0,38 so với năm 2011; năm 2013 tài sản lưu động luân chuyển được 0,84 vòng, giảm 0,06 vòng so với năm 2012). Thực tế này đã thể hiện sư thiếu hiệu quả trong sử dụng tài sản lưu động của công ty. Số vòng quay tài sản lưu động qua 3 năm phân tích giảm xuống chủ yếu do tác động từ phía doanh thu, bởi tài sản lưu động hàng năm liên tục tăng trong khi doanh thu thuần giảm nhưng không đều. Năm 2012, doanh thu thuần giảm 25,09% trong khi đó tài sản lưu động vẫn tăng thêm 6,29%. Chính điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 2012 giảm nhanh so với năm 2011. Năm 2013, mặc dù doanh thu đã tăng trở lại nhưng giá trị so với năm 2011 vẫn còn khá thấp nên không làm cho hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng lên. Tài sản lưu động tăng là do hầu hết các khoản mục cấu thành phần lớn nên tài sản lưu động như tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu liên tục tăng. Doanh thu giảm là do tình hình kinh doanh gặp khó khăn khi thị trường xây dựng đóng băng khiến cho các đối tượng khách hàng sử dụng phần mềm quản lý của công ty giảm.

Chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số ngày để tài sản lưu động luân chuyển hết được một vòng của nó. Chỉ tiêu này ở Công ty là rất cao và luôn có xu hướng tăng lên. Năm 2011, thời gian luân chuyển tài sản lưu động là 280,90 ngày thì tài sản lưu động luân chuyển được một vòng, đến năm 2012 thì phải mất 398,56 ngày để tài sản lưu động luân chuyển hết một vòng. Năm 2013, thời gian luân chuyển tài sản lưu động lên tới 427,26 ngày mới luân chuyển được một vòng. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của tài sản lưu động, thời gian luân chuyển có xu hướng tăng mạnh phản ánh sự kém hiệu quả trong kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động. Chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.

2.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động

Biểu đồ 2.3. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động

(Nguồn: Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa)

11,515 8,626 9,607 8,626 9,607 8,985 9,550 11,402 0.78 1.11 1.19 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2011 2012 2013 Lần Triệu đồng

44

Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty cho thấy năm 2011 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty mất 0,78 đồng tài sản lưu động và sang đến các năm tiếp theo thì hệ số này liên tục tăng lên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ngày một kém hiệu quả và lãng phí hơn. Năm 2013, công ty phải mất tới 1,19 đồng tài sản lưu động mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần.

Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động.

2.2.2.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động

Bảng 2.7. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Sô tiền

Tăng so với năm 2011 (%) Số tiền Tăng so với năm 2012 (%)

Lợi nhuận sau thuế 754 167 (77,85) 807 383,23

Tài sản lưu động 8.985 9.550 6,29 11.402 19,39

Hệ số sinh lời của TSLĐ 0,07 0,02 - 0,08 -

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa)

Lợi nhuận sau thuế giảm nhanh vào năm 2012, khiến cho hệ số sinh lời của TSLĐ chỉ còn 0,02 lần, tức là lúc này 1 đồng tài sản lưu động đem vào đầu tư Công ty chỉ thu lại được 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2011 thu được 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 được cho là năm Công ty sử dụng tài sản lưu động tốt hơn nhưng chỉ là so với các năm còn lại, ở đây hệ số sinh lời của tài sản lưu động là 0,08, tức là cứ 1 đồng tài sản lưu động thì tạo ra được 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này vẫn còn rất thấp. Hệ số sinh lời của tài sản thấp mặc dù hàng năm tài sản lưu động vẫn được đầu tư, cho thấy công ty cần phải xem xét, đánh giá lại việc phân bố tài sản lưu động sao cho phù hợp để không những tiết kiệm được vốn đầu tư mà còn tăng được doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo chiến lược kinh doanh bền vững và hiệu quả.

2.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty

Để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu trên bảng sau:

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Giá trị Tăng so với

2011 Giá trị

Tăng so với 2012

Hệ số thanh toán ngắn hạn 20,85 10,67 (10,78) 8,84 (1,83) Hệ số thanh toán nhanh 20,85 10,67 (10,78) 8,84 (1,83) Hệ số thanh toán tức thời 7,31 4,75 (2,56) 4,44 (0,31)

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn bằng cách chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền. Theo kết quả tính toán thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty qua 3 năm mặc dù giảm nhưng vẫn còn rất cao. Năm 2011, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 20,85 lần, năm 2012 giảm xuống còn 10,67 và sang đến năm 2013 hệ số tiếp tục giảm xuống còn 8,84 lần. Với đặc điểm hoạt động trong ngành thì hệ số này được coi là hợp lý và an toàn.

Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác khác trên thị trường. Thông qua bảng 2.8 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của Công ty CP Công nghệ phần mềm Hài Hòa, cụ thể như sau: Xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Trong cả ba năm 2011, 2012 và 2013, doanh nghiệp luôn duy trì được tỷ số này cao hơn 1, thậm chí lớn hơn 1 rất nhiều, tức là tổng TSLĐ luôn cao hơn nợ ngắn hạn của công ty chứng tỏ Công ty hoàn toàn có thể chi trả bất cứ khoản nợ nào nếu phát sinh. Tuy nhiên Công ty lại không duy trì được con số này một cách ổn định mà lại giảm qua các năm. Lý giải cho việc giảm khả năng thanh toán này là do năm 2013, tổng tài sản lưu động tăng 19,39% so với năm 2012 trong khi nợ ngắn hạn tăng tới 44,13%.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn thanh toán trong kỳ mà không phải dựa vào việc phải bán ngay các tài sản dự trữ. Do Công ty không có tài sản dự trữ, nói cách khác, Công ty không có hàng tồn kho. Do đó, hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng với khả năng thanh toán ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty cao nhưng lại có sự sụt giảm qua các năm từ 7,31 lần năm 2011 xuống còn 4,75 lần năm 2012 và xuống tiếp còn

46

4,44 lần vào năm 2013. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đang giảm. Tuy nhiên, mặc dù giảm nhưng Công ty hoàn toàn có thể thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn một cách bình thường, bởi một đồng nợ đến hạn luôn được đảm bảo bởi lớn hơn 4 đồng tiền và các khoản tương đương tiền.

Hệ số thanh toán tức thời giảm nhưng vẫn cao chứng tỏ Công ty dự trữ quá nhiều tiền và các khoản tương đương tiền để có thể chi trả, điều này có thể làm vòng quay tiền giảm, kéo theo hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm.

Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty CP Công nghệ phần mềm Hài Hòa bằng những chỉ tiêu ở trên đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm vừa qua. Trong những năm 2011, 2012 và 2013, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty nhìn chung thấp, hệ số sinh lợi thấp và hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động cao, khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, tuy nhiên quá lớn là một dấu hiệu cho thấy tình hình quản lý tài sản lưu động trong Công ty đã diễn ra chưa tốt, lượng tài sản lưu động vẫn bị ứ đọng nhiều tại quá trình lưu thông, các khoản phải thu tăng và lớn. Vì vậy trong những năm tới Công ty nên có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm bớt lượng tiền và khoản tiền bị chiếm dụng để bổ sung vào nguồn tài sản lưu động của mình, thêm vào đó Công ty cũng nên tích cực giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để nhằm tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

2.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý các khoản phải thu

Bảng 2.9. Tình hình các khoản phải thu

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (Triệu đồng) 11.515 8.626 9.607

Phải thu khách hàng (Triệu đồng) 3.215 2.872 3.515

Vòng quay khoản phải thu (Vòng) 3,58 3,00 2,73

Thời gian quay vòng khoản phải thu (Ngày) 100,51 119,86 131,72

(Nguồn: Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa)

Nhìn vào bảng 2.9 thì ta có thể thấy xu hướng của kỳ thu tiền (hay thời gian quay vòng khoản phải thu) là tăng qua các năm. Cụ thể:

Trong năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu đạt 3,00 vòng giảm so với năm 2011 là 0,58 vòng. Điều này đã khiến cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên mức 119,86 ngày (tăng 19,35 ngày so với năm 2011). Điều này cho thấy tốc độ thu hồi nợ của Công ty đang giảm dần. Sang năm 2013, vòng quay khoản phải thu tiếp tục giảm xuống còn 2,73 vòng, giảm 0,27 vòng so với năm 2012 cho thấy công tác thu hồi nợ của Công ty ngày càng kém, lúc này Công ty phải mất tới 131,72 ngày, tức là phải mất

gần 5 tháng để thu hồi vốn nợ từ phía khách hàng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong 3 năm, các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu tăng theo chiều hướng kém đi. Điều này đã được dự đoán trước khi Công ty bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng đối với khách hàng. Chỉ số này của Công ty luôn giữ ở mức trung bình khoảng 3,11 vòng tương ứng với kỳ thu tiền trung bình là 117,36 ngày chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là khá kém và lúc này doanh nghiệp hầu như có khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bởi các khoản phải thu. Tuy vậy lượng vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng vẫn còn khá cao, dấu hiệu cho thấy chỉ tiêu này đang biến đổi xấu đi đòi hỏi Công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng của mình một cách có hợp lý để không những không làm ảnh hưởng đến chính sách hiện tại của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo các khoản thu được thu hồi nhanh.

2.2.2.6. Các chi tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho

Tại Công ty CP Công nghệ phần mềm Hài Hòa, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thứ hai sau khoản phải thu trong tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho tại Công ty chỉ bao gồm hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

2.2.2.7. Thời gian quay vòng tiền trung bình

Bảng 2.10. Thời gian quay v ng tiền trung bình

Đơn vị tính: Ngày

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời gian quay vòng các khoản phải thu 100,51 119,86 131,72

Thời gian quay vòng hàng tồn kho 0,00 0,00 0,00

Thời gian trả nợ trung bình 11,90 16,17 14,99

Thời gian quay vòng tiền trung bình 88,62 103,69 116,73

(Nguồn: Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính Công ty CP Hài Hòa)

Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền là sự kết hợp của ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng lưu kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Tuy nhiên, công ty không có hàng tồn kho do đó chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền trung bình chỉ bằng hiệu số giữa thời gian quay vòng các khoản phải thu và thời gian trả nợ trung bình. Từ năm 2011 đến năm 2013, thời gian quay vòng tiền trung bình tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, cụ thể:

Năm 2011 – 2012: Chỉ trong một năm, chỉ tiêu này tăng 15,07 ngày, từ 88,62 ngày vào năm 2011 lên mức 103,69 ngày vào năm 2012. Chỉ tiêu này tăng cho thấy công tác thu hồi tiền chậm để quay vòng hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng do thời gian quay vòng các khoản phải thu tăng

48

nhanh trong khi thời gian trả nợ trung bình dù tăng nhưng không thể bù đắp được tốc độ tăng của thời gian quay vòng các khoản phải thu.

Năm 2012- 2013: Giai đoạn này, thời gian quay vòng tiền trung bình vẫn tiếp tục tăng, song tăng chậm hơn thời kì trước. Năm 2013, chỉ số này đạt mức 116,73 ngày, cao hơn so với năm 2012 là 13,04 ngày. Chỉ tiêu này cho biết sau 116,73 ngày thì số vốn của công ty được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi công ty bỏ vốn ra. Thời gian quay vòng tiền tăng, chứng tỏ công ty chậm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do công tác quản lý khoản phải thu của công ty không hiệu quả, dẫn đến tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, khách hàng chậm trả tiền làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng nhanh. Tuy nhiên thời gian trả nợ trung bình giảm nhưng không bù đắp được số ngày phải thu tăng khiến cho thời gian quay vòng tiền tăng lên.

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài H a

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm Hài Hòa (Trang 42)