Tư vấn và giúp đỡ

Một phần của tài liệu Chọn nghề (Trang 81)

- Thương mại quốc tế

12. Tư vấn và giúp đỡ

A. Diễn tả chung:

Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và giúp đỡ có thể hiểu là những hoạt động nhằm giúp đỡ các cá nhân, tổ chức hay nhóm cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Tư vấn và giúp đỡ giúp thúc đẩy sự thay đổi của xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, giúp cuộc sống của họ ngày một tốt hơn, thoải mái hơn, dễ chịu hơn.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Thích làm việc thiện, tham gia công tác xã hội

• Có khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và phản hồi tích cực

• Có khả năng nắm bắt tâm lý, nhạy cảm, tinh tế với những cảm xúc của người khác • Tạo được sự tin cậy, tin tưởng từ người khác

• Suy nghĩ thấu đáo, kín kẽ • Kiên trì, nhẫn nại

• Hướng dẫn, giảng giải dễ hiểu • Hòa giải tốt các mâu thuẫn

• Thích đọc các cuốn sách nhằm hoàn thiện bản thân

C. Ngành nghề:

• Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, huấn luyên viên thể thao, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho người lao động

• Các ngành nghề liên quan: Giáo dục và đào tạo, luật sư, trợ lý pháp lý, sỹ quan cảnh sát * * * * *

Ngành công tác xã hội có thể hiểu là những hoạt động nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi của xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, giúp cuộc sống của họ ngày một tốt hơn, thoải mái, dễ chịu hơn. Trong ngành này thì bao gồm nhiều hình thức dịch vụ xã hội và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: y tế sức khỏe, khoa học kĩ thuật, bảo hiểm hay các hoạt động hỗ trợ về tài chính…

Chương trình đào tạo của ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thực hành công tác xã hội, giúp sinh viên sau khi ra trường có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như sức khỏe, pháp luật, kinh tế, truyền thông… đồng thời có thể tham gia xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

Ngoài khối kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như tổ chức và phát triển cộng đồng, chính sách xã hội, an sinh xã hội và những vấn đề xã hội, tham vấn, quản trị...

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, xã hội, môi trường... hay làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

Bảo hiểm

Ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người đều phải đồng hành với rủi ro. Rủi ro và an toàn là hai thuộc tính của cuộc sống chúng ta. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro? Làm thế nào điể làm chủ được rủi ro? Đó là câu hỏi muôn thuở của mỗi cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội. Vậy là một ngành kinh tế đã ra đời, không chỉ giúp chúng ta giải đáp bài toán trên, mà còn trở thành một trong những động lực kích thích sự phát triển của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Đó chính là Bảo hiểm.

Mục tiêu đào tạo của ngành Bảo hiểm là đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành tài chính - ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chuyên môn cao về quản lý ở các tổ chức tài chính nói chung, các tổ chức bảo hiểm nói riêng.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại: các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) và các tổ chức kinh tế - xã hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm).

Bảo hộ lao động

Sinh viên ngành Bảo hộ lao động được học các kiến thức cơ bản về ngành và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về Bảo hộ và Lao động một cách có hệ thống và đủ rộng đồng thời với những phương pháp, kỹ

thuật nghiên cứu xã hội học, những điều luật, những quy phạm của hệ thống Luật lao động Việt Nam… để khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công tác tại các cơ quan, nhà máy xí nghiệp ở những vị trí liên quan đến chuyên ngành.

Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại: Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động…; Tổ chức Công đoàn của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế,; Làm công tác xã hội trong các cơ quan, tổ chức quần chúng; Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Bảo hộ lao động.

Luật và dịch vụ pháp lý:

"Luật Học" là một thuật ngữ để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động... Ở mỗi Quốc gia, luật pháp là các quy định do nhà nước ban hành mà mọi người dân, mọi tổ chức đều phải tuân thủ để đảm bảo, duy trì trật tự tốt đẹp của xã hội, cũng như những quy định xử phạt khi cá nhân hay tổ chức không tuân thủ hay thực hiện không đúng quy định luật pháp đã ban hành. Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, cơ quan Công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo học chuyên ngành luật, học viên được trang bị kiến thức cơ bản như: Xã hội học - Lôgic học - Tâm lý quản lý kinh doanh - Đạo đức kinh doanh - Kinh tế học… cùng với những kiến thức chuyên ngành. Ngành luật có những ngành học sau: Luật học, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Tư pháp, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật kinh doanh, Luật Thương mại, Luật Quốc tế, Luật tài chính ngân hàng chứng khoán, Dịch vụ pháp lí, Quản trị Luật.

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Người có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên muốn được hành nghề luật sư. Điều kiện, tiêu chuẩn tùy theo quốc gia mà có sự khác nhau nhưng nhìn chung thì phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư nhất định.

Chứng chỉ hành nghề được cấp sau khi người theo học lớp luật sư phải trải qua một thời gian tập sự (trừ những đối tượng được miễn thời gian tập sự) phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư chính thức.

Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có lòng tốt.

Các ngành nghề khác và liên quan: công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, huấn luyện viên thể thao, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho người lao động

Một phần của tài liệu Chọn nghề (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w