Kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu Chọn nghề (Trang 70)

C. Ngành nghề:

9. Kinh tế tài chính

A. Diễn tả chung:

Kinh tế - tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Những người tham gia lĩnh vực này cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng phân tích để đưa ra được những thông tin, số liệu tin cậy qua đó giúp người quản lý có thể có được những quyết định đúng đắn, những điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Mục tiêu đào tạo của ngành kinh tế - tài chính là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về kinh tế, tài chính; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Học tốt môn toán, thích làm việc với các con số • Có khả năng phân tích, thống kê

• Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp

• Tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình, trung thực • Quan tâm đến các tin tức kinh tế, tài chính

C. Ngành nghề:

• Tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý quỹ, đầu tư, quản lý kinh tế

• Các ngành nghề liên quan: Quản trị kinh doanh, marketing * * * * *

Tài chính, ngân hàng:

Tài chính: là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Ngân hàng: là tổ chức trung gian tài chính, được phép nhận tiền gửi để cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ (vay và cho vay) và là trung gian thanh toán giữa người bán hàng và người mua hàng.

Mục tiêu đào tạo của ngành tài chính - ngân hàng là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Sinh viên tốt nghiệp Tài chính-ngân hàng có thể đảm nhận tốt các nghiệp vụ tại ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh; tại các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, Viện tài chính tiền tệ và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Kế toán:

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước hay một cửa hàng tư nhân…Đây là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế

Công việc của nhân viên kế toán là ghi chép, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về tàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, giúp nhà quản lý điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế.

Các kỹ năng cần đạt được: Xây dựng được các mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau, lập chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tổ chức kế toán quản trị, lập và phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng hướng dẫn, tư vấn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý, các mô hình tổ chức hạch toán đã xây dựng.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Phòng Kế toán - Tài chính, phòng Kế hoạch tiền lương tại các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau hoặc các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán nói riêng và về kinh tế, quản lý nói chung, các đơn vị có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán thuộc các cơ quan Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành hoặc các doanh nghiệp, các công trình, các dự án thuộc các nguồn ngân sách khác nhau và các đơn vị sự nghiệp có thu.

Kiểm toán:

Đào tạo các cử nhân kiểm toán kinh tế có trình độ nghề nghiệp tương đương với chức danh kiểm toán viên đồng thời có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp

hội kế toán-kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác; có phẩm chất chính trị tốt theo yêu cầu chung của cử nhân kinh tế và theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.

Những người học ngành này phải có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán - kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác, lập chứng từ kế toán, kiểm tra sổ sách báo cáo kế toán, lập báo cáo kiểm toán nội bộ, xây dựng được các mô hình chung về tổ chức kiểm toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau.

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có thể có công tác tại: cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung ương và địa phương, các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, các công ty kiểm soát chất lượng kiểm toán, các bộ phận làm chức năng kiểm soát nội bộ ngành và nội bộ địa phương như: thanh tra các bộ, ngành hoặc kiểm soát chuyên ngành (về tài chính), các đơn vị có chức năng kiểm tra tài chính, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, văn phòng tư vấn kế toán - kiểm toán…

Kinh tế học:

Kinh tế học (hay quản lý kinh tế) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa.

Kinh tế học có 2 nhánh chính: kinh tế học vi mô (nghiên cứu các hoạt động riêng lẻ như: hộ gia đình, hoạt động thương mại) và kinh tế vĩ mô (nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong một tổng thể thống nhất: cung cầu, hàng hóa, tiền tệ, vốn…). Mục đích chung của khoa học kinh tế là tìm ra quy luật khách quan chi phối quá trình hoạt động kinh tế của xã hội. Sản phẩm chủ yếu của kinh tế học là những lý thuyết, học thuyết, quy luật phát triển… làm cơ sở lý thuyết cho việc đổi mới tư duy kinh tế và cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản lý kinh tế cũng như quản lý doanh nghiệp.

Khi theo học ngành này, học viên được đào tạo để có khả năng nghiên cứu độc lập và có tính sáng tạo; có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kinh tế học và các lĩnh vực kinh tế ứng dụng; có khả năng vận dụng lý thuyết kinh tế để phân tích các tình huống kinh tế; có khả năng phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu kinh tế, trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, hoặc làm giảng viên trong các trường ĐH, CĐ, TCCN.

- Thương mại

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước về thương mại (Bộ Thương mại, Sở Thương mại, Phòng Kinh tế), các Công ty về thương mại, xuất nhập khẩu, các Công ty sản xuất, sản xuất thương mại, các Công ty liên doanh, Công ty vốn nước ngoài…

Một phần của tài liệu Chọn nghề (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w