Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 37)

Ngày 27/02/2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Theo đó hạch toán dự phòng giảm giá HTK được quy định như sau:

Cuối kỳ kế toán hàng năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng giảm giá HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Số dự phòng cần trích lập được xác định

Việc lập dự phòng được tính riêng cho từng NVL. Cách lập dự phòng như sau:

+ Cuối niên độ kế toán (31/12/N) căn cứ vào số lượng vật tư tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được để xác định mức lập dự phòng vào chi phí và được tính vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. Kế toán sẽ định khoản như sau:

Nợ TK 632 (CT) Có TK 159

+ Cuối niên độ kế toán năm sau (31/12/N+1) tiếp tục tính mức dự phòng cần lập cho năm tiếp theo.

Nếu khoản dự phòng phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm: Nợ TK 632 (CT) Có TK 159 Đơn giá ước tính có thể bán Đơn giá gốc hàng tồn kho Số lượng HTK Ngày 31/12/N - x = Số dự phòng cần trích lập năm N+1

Nếu khoản dự phòng phải lập cho năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập:

Nợ TK 159

Có TK 632 (CT)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 37)