Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn nà phặc, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 45)

4.3.2.1. Điều kiện vềđất đai

Bảng 4.5: Diện tích - cơ cấu sử dụng đất đai trung bình của hộ điều tra

Diễn giải BQC Theo nhóm hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ cận nghèo DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) - Đất trồng lúa 1.887,5 32,17 2.160 33,08 2.090 33,06 1.800 31,47 1.500 30,61 - Đất trồng ngô 1.546,25 26,35 1.800 27,57 1.665 26,34 1.520 26,57 1.200 24,49 - Đất ở và làm vườn 130,75 2,23 150 2,30 128 2,02 125 2,18 120 2,45 - Đất rẫy 2.017,5 34,38 2.200 33,69 2.120 33,54 1.950 34,09 1.800 36,73 - Đất chuồng trại 26,25 0,45 20 0,31 30 0,47 25 0,45 30 0,61 -DT hoa màu khác 259,5 4,42 200 3,05 288 4,57 300 5,24 250 5,11 Tổng diện tích 5.867,75 100 6.530 100 6.321 100 5.720 100 4.900 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu, không thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ nông dân. Hộ nông dân muốn phát triển kinh tế trước hết phải dựa vào điều kiện về ruộng, đất.

Đất đai ở thị trấn Nà Phặc chủ yếu là đất đồi núi, thích hợp cho trồng các cây công nghiệp như ngô, sắn, lạc,thuốc lá, cây ăn quả lâu năm.... Đất ruộng hầu hết đều canh tác được hai vụ lúa, lượng nước tưới tương đối ổn định.

Qua bảng 4.5,cho thấy diện tích trung bình của 4 nhóm hộ là 5.867,75 m2 . Trong đó diện tích đất rẫy là cao nhất 2.017,5 m2/hộ chiếm 34,38%. Lớn thứ 2 là diện tích đất trồng cây lương thực như lúa và ngô thì cả 4 nhóm cũng tương đối lớn, diện tích lúa trung bình là 1.887,5m2/hộ chiếm 32,17% tổng diện tích, diện tích ngô trung bình là 1.546,25 m2/hộ chiếm 26,35%. Bên cạnh đó đất chuồng trại chiếm tỉ lệ ít nhất chỉ chiếm 0,45%, qua đó ta có thể thấy kinh tế nông hộ trong tổng số hộđược điều tra là trồng trọt chiếm phần lớn.

Như vậy quy mô đất có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của hộ, ở nhóm hộ có diện tích lớn thì sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn.

Trong nhóm hộ khá, tổng diện tích đất trung bình 6.531 m2/hộ chiếm nhiều nhất tổng sốđất so với 3 nhóm còn lại, trong đó diện tích đất trồng lúa là 2.160m2 /hộ chiếm 33,08% cơ cấu sử dụng đất của hộ, đất trồng ngô là 1.800m2 /hộ chiếm 27,57%, đất rẫy của nhóm hộ này chiếm 33,69% tổng cơ cấu diện tích đất của hộ, nhóm hộ này đang có xu hướng mở rộng diện tích đất ở và làm vườn, tận dụng đất gần nhà tiện chăm sóc thâm canh, đầu tư tập trung chăn nuôi gia cầm để tăng hiệu quả kinh tế.

Ở nhóm hộ nghèo có diện tích đất trồng lúa là 1.500 m2 /hộ chiếm 30,61%, diện tích đất trồng ngô là 1.200m2 /hộ chiếm 24,49%.nhóm hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, Mông điều kiện canh tác còn thấp cùng với đất đai chủ yếu là đất rẫy khó canh tác, nên năng suất đạt hiệu quả không cao.

Ở nhóm hộ trung bình, tổng diện tích trung bình là 6.321 m2, trong đó đất trồng lúa bình quân là 2.090m2/hộ chiếm 33,06% tổng diện tích đất, đất trồng ngô của nhóm hộ này có diện tích là 1.665m2 chiếm 26,34%. Hiện nay nhóm hộ trung bình có xu hướng tăng năng suất cây trồng chủ yếu tập trung vào 2 loại cây trồng chính là lúa và ngô. Vì vậy việc áp dụng những ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đang là vấn đề cần thiết đối với nhóm hộ này.

Ở nhóm hộ cận nghèo, tổng diện tích đất trung bình là 5.720 m2 /hộ. Trong đó diện tích trồng lúa chiếm 31,47% trong tổng diện tích đất của thị trấn. Còn diện tích trồng ngô của nhóm hộ này là 1.520 m2 chiếm 26,57%. Hộ cận nghèo cũng gần giống như hộ nghèo chủ yếu là các đồng bào dân tộc Dao, Mông điều kiện canh tác còn thấp, quỹ đất sản xuất nhiều nhưng chưa biết tận dụng và áp dụng khoa học kĩ thuật nên năng suất chưa cao.

Qua tìm hiểu, điều tra có một thực trạng rằng các hộ khá đang có xu hướng tách dần khỏi hoạt động trồng trọt, họ tập trung chủ yếu vào các hoạt động ngành nghề, dịch vụ.

4.3.2.2. Tình hình lao động và nhân khẩu

Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của kinh tế nông hộđó là lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng lao động.

Bảng 4.6: Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Tổng Hộ khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 20 11 10 19 2. Tỷ lệ số hộ điều tra % 100 35,33 18,33 16,67 31,67

3. Phân tổ theo nhân khẩu

- Hộ có 2 nhân khẩu Hộ 6 4 2 0 0

- Hộ có 3 – 4 nhân khẩu Hộ 31 14 5 3 9

- Hộ có 5 – 6 nhân khẩu Hộ 20 2 4 6 8

- Hộ có 6 nhân khẩu trở lên Hộ 3 0 0 1 2

4. Phân tổ theo lao động

- 1 - 2 LĐ Hộ 27 11 5 4 7 - 3 LĐ Hộ 30 8 6 5 11 - 4 LĐ trở lên Hộ 3 0 1 1 5. Một số chỉ tiêu BQ - Số nhân khẩu BQ/hộ Người 3,7 3,5 4,5 4,7 5,2 - Số lao động BQ/hộ Người 2,7 3,0 2,2 2,2 3,2 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Tính đến tháng 12/2013 tổng số lao động trong độ tuổi của toàn thị trấn là 4.065 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 2.058 lao động chiếm 51,9% tổng số lao động toàn thị trấn, lao động phi nông nghiệp là 1.907 lao động chiếm 48,1%. Do đó việc sử dụng lao động nông nghiệp một cách hợp lý là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo tiền đề để phân công lao động xã hội, đáp ứng được nhu cầu lao động cho các ngành khác. Qua điều tra khảo sát thực tế nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra. Qua bảng 4.6 ta thấy bình quân cho các nhóm hộ có 3,7 nhân khẩu/hộ và 2,7 lao động/hộ. Trong đó nhóm hộ khá bình quân mỗi hộ 3,5 nhân khẩu/hộ và 3,0 lao động/hộ, nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 4,5 nhân khẩu/hộ và 2,2 lao động/hộ, nhóm hộ nghèo bình quân mỗi hộ có 5,2 nhân khẩu và 3,2 lao động/hộ. Nhóm hộ cận nghèo bình quân mỗi hộ có 4,7 nhân khẩu/hộ và 2,2 lao động/hộ

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ cao nhất là ở nhóm hộ nghèo là 5,2 người/hộ, thấp nhất ở nhóm hộ khá với 3,5 người/hộ. Số lao động bình quân/hộ cao nhất ở nhóm hộ nghèo 3,2 người/hộ, nhóm hộ khá là 3,0 người/hộ. Qua đây ta thấy rằng nguyên nhân của đói nghèo là tỉ lệ nhân khẩu ăn theo cao, tỉ lệ lao động còn thấp ở trong hộ.

4.3.2.3. Điều kiện về vốn sản xuất

Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng, vốn là một trong các điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ, nó tác động đến phương hướng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của hộ

nông dân.

- Vốn dưới dạng giá trị (tiền mặt):

Bảng 4.7: Vốn bình quân của hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chí Hộ khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình

Vốn tự có 4,975 3,697 1,958 1,268 2,975 Vốn vay 5,490 4,560 3,685 2,790 4,131 Vốn khác 1,253 1,125 0,895 0,450 1,211 Tổng vốn 11,718 9,382 6,538 4,508 8,037 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014) Ta thấy rằng việc chủ động vốn của hộ phải dựa vào nguồn vốn do tích lũy đem lại qua các năm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc tích lũy vốn phục vụ sản xuất còn ít. Mức vốn bình quân chung của 4 nhóm là 8,037 triệu đồng. Trong đó cao nhất là nhóm hộ khá với 11,718 triệu đồng, thấp nhất là nhóm hộ nghèo 4,508 triệu đồng, tiếp theo là nhóm hộ cận nghèo 6,538 triệu đồng. Ta thấy nhóm hộ khá đã biết tận dụng các nguồn vốn như vay nhà nước, vay tư nhân, tổ chức…để giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

Mức vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của các chủ hộ nông dân khác nhau giữa các nhóm hộ, và có xu hướng giảm dần từ khu vực thị trấn tới các xã vùng cao, miền núi.

- Vốn dưới dạng hiện vật (TLSX): Là yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất. Khi hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ thì việc mua sắm thêm tư liệu sản xuất để góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm được hộ chú trọng tới. Công cụ sản xuất của hộ nông dân được xem là một trong những nguồn vốn cố định, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kĩ thuật, là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Bảng 4.8: TLSX chủ yếu bình quân của hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo BQC

1. Máy cày nhỏ Cái 1 0,5 0,05 0 0,51 2. Bình phun thuốc Cái 1.2 1 1 1 1,05 3. Máy xay xát Cái 0,5 0,09 0 0 0,15 4. Máy bơm nước Cái 0,8 0,3 0 0 0,28 5. Máy tuốt lúa đạp chân Cái 1 0,36 0,05 0 0,35 6. Đàn gia xúc, gia cầm con 15 10 8 5 9,5

(Nguồn: Tổng hợp từ sô liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Bảng số 4.8 cho thấy các nhóm hộ khác nhau thì có mức trang bị tư liệu sản xuất chủ yếu khác nhau. Sự khác nhau này là do các hộ có yêu cầu trang bị theo đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau nên họ sử dụng cũng như trang bị công cụ sản xuất là khác nhau.

Nhóm hộ khá trang bị cho mình khá đầy đủ, đặc biệt là máy cày nhỏ và máy tuốt lúa đạp chân nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp được thuận lợi. Nhóm hộ nghèo lại thiếu tư liệu sản xuất chủ yếu, điều này gây ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của hộ. Tuy nhiên đối với hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì tư liệu cơ bản là bình phun thuốc sâu thì bình quân mỗi hộ có 1 cái để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chăm sóc cây trồng.

Trâu, bò và gia cầm như gà, vịt là loại gia súc, gia cầm được người dân nuôi nhiều. Trâu, bò được nuôi để lấy sức kéo và phân bón. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây người dân có áp dụng máy móc vào sản xuất nên lượng trâu bò giảm đi. Hộ khá có điều kiện về kinh tế nên lượng trâu bò được nuôi ở nhóm hộ này thấp, trâu bò được nuôi nhiều ở nhóm hộ nghèo và nhóm hộ

trung bình. Còn gia cầm như gà, vịt… được người dân nuôi phổ biến nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của gia đình và bán tăng thu nhập.

Có thể nói hộ nông dân đã trang bị cho mình những tư liệu sản xuất tối thiểu và cần thiết phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn nà phặc, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)