Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và công thức tính

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn nà phặc, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 29)

- Giá trị sản xuất (GO - Gross output ): là toàn bộ của cải vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ). GO phản ánh tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được.

Đối với GO nông hộ gồm có:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Giá trị sản xuất ngành nghề. + Giá trị sản xuất buôn bán, dịch vụ. Công thức: GO = ∑ Qi * Pi Trong đó: Qi: Số lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

GO phản ánh tổng giá trị của cải vật chất hộ thu được.

- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): chi phí trung gian là toàn bộ

các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng cá nhân.

Công thức tính:

IC = ∑ Ci

Trong đó:

Ci là khoản chi phí thứ i trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA – Value Added): Là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất trong một kỳ (thường là một năm).

Công thức tính:

VA = GO - IC.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao tài sản cốđịnh, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI = VA - ( D+T )

Trong đó:

D: Khấu hao

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Nà Phặc là thị trấn duy nhất của huyện Ngân Sơn, tuy nhiên các cơ quan của chính quyền huyện đóng tại xã Vân Tùng, tuy vậy Nà Phặc cũng là trọng điểm kinh tế chính trị của Huyện Ngân Sơn, cách thị xã Bắc Kạn 36 km, có tổng diện tích tự nhiên là: 6304,37 ha.Vị trí điạ lý của thị trấn như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tùng Hòa của huyện Ngân Sơn;

- Phía Đông giáp xã Vân Tùng, xã Thượng Quan của huyện Ngân Sơn; - Phía Nam giáp xã Thuần Mang, xã Lãng Ngâm của huyện Ngân Sơn; - Phía Tây giáp xã Mý Phương, xã Chu Hương, xã Hà Hiệu của huyện Ba Bể. Là một thị trấn có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng với nền tảng là nông nghiệp, các hoạt động giao lưu buôn bán - dịch vụ. Với vị trí thuận lợi có hệ thống giao thông khá đa dạng giao giữa quốc lộ 3 và quốc lộ 279 là tiềm năng của một thị trường rộng lớn về tiêu thụ sản phẩm dịch vụ,...

4.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

- Địa hình: Thị trấn Nà Phặc là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Ngân Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, một số thôn ở vùng đồi núi cao,được bao bọc bởi các dãy núi, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là diện tích đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.

- Thổ nhưỡng: Theo kết quả thực tế thị trấn Nà Phặc có 2 dạnh đất: Đất cát pha và đất thịt, loại đất này phù hợp với các cây trồng như ngô, sắn,lúa nước và các cây màu khác.

4.1.1.3. Khí hậu

Nà Phặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm thấp 20,70C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng

7 nhiệt độ trung bình là 26,10C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,9 0C, nhiệt độ tối thấp nhất tuyệt đối là 20C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và cây trồng vật nuôi.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn thị trấn xuất hiện mưa đá từ 1 đến 2 lần.

- Độ ẩm không khí khá cao 83%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84 - 86%, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

- Chế độ gió trên địa bàn điều tra xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1-3m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2 - 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa thu sang mùa đông tốc độ gió yếu nhất trong năm. - Bão ít ảnh hưởng đến thị trấn cũng như trên toàn địa bàn huyện Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

- Độẩm không khí bình quân trong năm là 80%. Lượng mưa đã ít giữa các tháng trong mùa khô, lượng bốc hơi lại cao nên đất đai bị khô hạn trong các thung lũng, do đó cần lưu ý trong canh tác và bố trí các loại cây trồng chịu hạn trong thời gian này.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn thị trấn gồm các suối nhánh thuộc hệ thống sông Năng với suối Nà Chúa và các suối nhánh nhỏ khác. Nhìn chung, các suối ở đây phần lớn có nước quanh năm. Tuy nhiên do địa hình dốc và các suối thường ngắn và lưu vực nhỏ nên về mùa khô lưu lượng hạn chế.

4.1.1.5. Tình hình đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Do đó đất đai là một trong những yếu tốảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng và từ đó quyết định đến năng suất cây trồng. Vì vậy đất đai cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

Tình hình sử dụng đất của thị trấn được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Nà Phặc qua 3 năm (2011 – 2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 6.304,37 100 6.304,37 100 6.304,37 100 100 100 100 I. Đất sản xuất NN 718,24 11,39 707,90 11,23 708,05 11,23 98,56 100,02 99,29 1.1. Đất trồng cây hàng năm 598,70 9,50 588,94 9,34 589,05 9,34 98,37 100,02 99,20 1.2. Đất trồng cây lâu năm 119,54 1,89 118,96 1,89 119,00 1,89 99,51 100,03 99,77 II. Đất lâm nghiệp 4987,97 79,12 4976,29 78,93 4976,29 78,93 99,77 100 99,89 III. Đất nuôi trồng thủy sản 10,09 0,16 10,08 0,16 10,08 0,16 99,90 100 99,95 IV. Đất phi NN 93,06 1,48 99,69 1,58 101,68 1,61 107,12 102,00 104,56 1. Đất ở 36,40 0,58 40,05 0,64 41,00 0,65 110,03 102,37 106,20 2. Đất chuyên dung 40.12 0,64 43,10 0,68 44,15 0,70 107,43 102,44 104,94 3. Đất sông suối và mặt

nước chuyên dung 16,54 0,26 16,54 0,26 16,53 0,32 100 99,94 99,97 V. Đất chưa sử dụng 494,20 7,85 510,41 8,10 508,27 8,07 103,28 99,58 101,43

(Nguồn: Ban địa chính thị trấn Nà Phặc) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn qua ba nămkhông có sự thay đổi tuy nhiên thành phần từng loại đất lại có sự thay đổi như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống qua các năm, năm 2011 là 718,24 ha đến năm 2013 giảm xuống 708,05 ha giảm 10,19 ha so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do người dân trên địa bàn hoạt động sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng họ thường bán, bỏ hoang hoặc chuyển sang các loại đất khác trong ba năm qua

Đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản cũng giảm qua các năm, nhưng giảm không đáng kể.

Đất chưa sử dụng của thị trấn ba năm qua có xu hướng tăng về diện tích nguyên nhân là do người dân bỏ hoang đất để chuyển sang quy hoạch mô hình sản xuất khác.

Nhìn chung tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn trong ba năm qua không có sự thay đổi tuy nhiên bên trong đó thì từng loại đất lại có những biến động vì vậy chính quyền địa phương cần phối hợp với người dân để sử dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý hơn nữa nhằm mang đến cuộc sống tốt cho người dân trong hiện tại và bền vững trong tương lai.

4.1.2 Khái quát điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn qua 3 năm (2011 – 2013)

Thị trấn Nà Phặc có 26 thôn, bản, tổ dân phố. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 6304,37 ha, toàn thị trấn có 1.559 hộ với 6562 nhân khẩu, trong đó nữ là 3720 người, chiếm 56,69%. Nam 2842 người, chiếm 43,31 % dân số, gồm 6 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Trí(2013)

Cơ cấu dân số: Mật độ dân số trung bình: 180 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của thị trấn là 0,65%. Vùng trung tâm thị trấn, Vùng ven khu trung tâm là nơi có mật độ dân số đông nhất sẽ phát sinh các tệ nạn xã hội. Ở một số thôn vùng cao của thị trấn dân cư còn thưa thớt sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nhân lực khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế. Các dân tộc ít người chiếm đa số nên phong tục tập quán mang tính đặc thù nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các hộ gia đình. Đây là các vấn đề cần quan tâm của các ban ngành lãnh đạo trong thị trấn, huyện.

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Nà Phặc giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động thị trấn Nà Phặc giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ I. Tổng nhân khẩu Khẩu 6393 100 6568 100 6562 100 102,74 99,91 101,33 1. Nhân khẩu NN Khẩu 4710 73,67 4980 75,82 4980 75,89 105,73 100 102,87 2. Nhân khẩu phi NN Khẩu 1683 26,33 1588 24,14 1582 24,11 94,36 99,62 96,99 II. Tổng số hộ Hộ 1598 100 1612 100 1611 100 100,88 99,94 100,41 1. Hộ NN Hộ 1038 64,96 1050 65,14 1059 65,74 101,16 100,86 101,01 2. Hộ phi NN Hộ 560 35,04 562 34,86 552 34,26 100,36 93,88 97,12 III. Tổng số LĐ LĐ 3850 100 3970 100 3965 100 103,12 99,87 101,495 1. Lao động NN LĐ 2050 53,25 2060 51,89 2058 51,90 100,49 99,90 100,20 2. Lao động phi NN LĐ 1800 46,75 1917 48,11 1907 48,10 106,50 99,48 102,99 VI. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,00 4,07 4,07 101,84 99,97 100,91

V. BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,41 2,46 2,46 102,22 99,93 101,08

Theo bảng trên ta thấy: Tổng nhân khẩu của thị trấn năm 2011 là 6393 người và con số này đã tăng lên 6568 người vào năm 2012 tăng lên 175 người, và đến năm 2013 thì giảm xuống còn 6562 giảm xuống 6 người so với năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 101,33%, trong đó năm 2012 so với năm 2011 tăng 175 người với tốc độ phát triển là 102,74%, năm 2013 so với năm 2012 giảm 6 người với tốc độ phát triển là 99,91%.

Tổng số hộ năm 2011 là 1598 hộ và năm 2013 là 1611 hộ như vậy qua ba năm đã tăng lên 13 hộ. Cụ thể năm 2011 tổng số hộ nông nghiệp là 1038 hộ, đến năm 2013 tăng lên đến 1059 hộ, tăng 21 hộ với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 101,01%. Tổng số hộ phi nông nghiệp năm 2012 là 562 hộ, năm 2011 là 560 hộ, năm 2013 là 552 hộ với tốc độ phát triển qua 3 năm là 97,12%.

Về lao động: Lao động trong thị trấn chia thành hai nhóm chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong năm 2013 lao động nông nghiệp là 2.058 người, lao động phi nông nghiệp là 1.907 người.

Nguyên nhân của việc gia tăng lao động phi nông nghiệp là do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thị trấn. Người dân từ các vùng nông thôn đổ về thị trấn làm việc ngày càng tăng. Song lao động ít được đào tạo nghề nên dân lao động từ nông thôn ra làm chủ yếu là lao động chân tay.

Năm 2013, bình quân nhân khẩu/hộ là 4,07 người/hộ, bình quân lao động là 2,46 lao động/hộ. Trung bình trong 3 năm lao động bình quân/hộ tăng 1,08 %. Lực lượng lao động ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của thị trấn phát triển.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của thị trấn giai đoạn 2011 – 2013

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong khu vực, nền kinh tế của thị trấn đã và đang ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉđạo của các cấp Đảng ủy trên địa bàn, kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đã đạt kết quả tốt, góp

phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị trấn. Nhìn chung tình hình kinh tế của toàn thị trấn đã có tăng năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người dân cũng tăng lên đáng kể.

Bảng 4.3: Tình hình trồng trọt và chăn nuôi của thị trấn

Hạng mục ĐVT Năm So Sánh (%) 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 1. Trồng trọt Lúa Ha 280,34 266,07 265,30 94,91 99,71 97,31 Ngô Ha 236,14 240,02 243,11 101,69 101,25 101,47 Thuốc lá Ha 10,10 12,03 8,59 120 66,67 93,34 Đậu tương Ha 5,01 6,20 6,89 123,75 111,13 117,44 Sắn Ha 57,01 60,40 61,00 105,95 107,00 106,48 2. chăn nuôi Tổng đàn trâu Con 560 520 490 92,86 94,23 93,55 Tổng đàn bò Con 780 715 700 91,67 97,90 94,79 Tổng đàn lợn Con 4.250 3.980 3.540 93,65 88,95 91,30 Gia cầm Con 26.890 27.050 33.650 100,60 124,40 112,5 (Nguồn: UBND thị trấn Nà Phặc) * Ngành trồng trọt: Trong giai đoạn 2011 - 2013 ngành trồng trồng trọt của thị trấn phát triển ổn định về diện tích và sản lượng qua các năm.

Diện tích trồng lúa năm 2011 là 280,34 ha đến năm 2013 giảm xuống

còn 265,30 ha, giảm xuống 15,04 ha, tốc độ phát triển của năm 2012 so với năm 2011 cũng giảm xuống là 14,27 ha.Tốc độ phát triển của diện tích trồng lúa giai đoạn 2011-2013 bị giảm xuống là 2,69%. Nguyên nhân dẫn đến diện tích đất trồng lúa trên địa bàn giảm là vì người dân trồng lúa chủ yếu để phục vụ cuộc sống hàng ngày của họ, một phần diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác và do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn kéo dài không đủ nước tưới tiêu nên diện tích đất trồng lúa giảm dần qua các năm.

Diện tích trồng ngô năm 2011 là 236,14ha năm 2013 diện tích trồng ngô tăng lên mức 243,11ha tăng 6,97 ha so với năm 2011. Tốc độ phát triển của diện tích trồng ngô ba năm qua là 1,47%. Diện tích trồng ngô giai đoạn 2011 - 2013 tăng lên, nguyên nhân chủ yếu vì người dân chuyển từ việc trồng lúa sang trồng ngô bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giá cả và thị trường ổn định.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 tuy sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn về thời tiết, địa hình, dịch bệnh, giá cả, vốn… nhưng đã từng bước phát triển đi lên tăng thu nhập cho người dân góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống của họ, dần dần giúp họ nâng cao cuộc sống của mình.

* Ngành chăn nuôi:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn nà phặc, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)