0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá tình hình cơ bản của nông hộ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI THỊ TRẤN NÀ PHẶC, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 42 -42 )

4.3.1.1. Chỉ tiêu phân loại hộ

- Hộ nghèo : Dưới 400.000đ/người/tháng.

- Hộ cận nghèo : Từ 401.000 - 520.000đ/người/tháng - Hộ trung bình : Từ 521.000 - 700.000đ/người/tháng. - Hộ khá : Từ 701.000đ/người/tháng trở lên.

4.3.1.2. Khái quát chung về nhóm hộđiều tra

Thị trấn Nà Phặc nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tuy nhiên ngành chăn nuôi do dịch bệnh vẫn còn xảy ra trong những năm qua chưa được khắc phục kịp thời khiến cho ngành chăn nuôi không được phát triển. Các hoạt động phi nông nghiệp (dịch vụ, buôn bán...) cũng ngày càng được chú trọng và phát triển. Để nền kinh tế nông hộ tồn tại và phát triển cần có những biện pháp cụ thể và hữu hiệu. Về quy mô sản xuất, mức thu nhập giữa các hộ trong vùng và giữa các xã cũng có sự khác nhau.

Vì số lượng hộ nông dân trong thị trấn là rất lớn, nên em chỉ chọn ra những hộ nông dân dựa trên tiêu chí theo mức thu nhập về kinh tế của hộ nông dân đểđưa ra những kết luận, so sánh.

Từ kết quả điều tra ta thấy, nếu xét chung 3 thôn theo 4 nhóm hộ thì nhóm hộ khá là chủ yếu ( 20 hộ) chiếm 33,33 %, tiếp theo là nhóm hộ nghèo (19 hộ) chiếm 31,67%, tiếp là nhóm hộ trung bình (11 hộ) chiếm 18,33% còn lại là nhóm hộ cận nghèo (10 hộ) chiếm 16,67%. Trong tổng số hộđiều tra thì các nhóm hộ ở cả 3 thôn điều tra có sự chênh lệch rõ rệt. Vì vậy vấn đểđặt ra hiện nay là các địa phương cần đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện mức thu nhập của nhóm cận nghèo và nhóm nghèo lên mức trung bình và nhóm trung bình lên mức thu nhập khá.

Tổ dân phố 2 nằm ở gần khu vực trung tâm của thị trấn nên có số hộ khá là 11 hộ chiếm 55% cao hơn hai khu vực còn lại. Do thành phần dân tộc là người Kinh và Tày là chủ yếu, giao thông thuận lợi, thị trường cho hàng hóa, nông sản đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi nên kinh tế nông hộ phát triển hơn.

Còn về Thôn Lũng Lịa, điều kiện giao thông khó khăn nằm xa trung tâm thị trấn, cơ sở hạ tầng còn thiếu, người dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Dao, Mông...) nên nhóm hộ nghèo của thôn là cao nhất 10 hộ với tỉ lệ là 50%.

Thôn Nà Duồng do nằm ven trung tâm thị trấn, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều hơn 2 thôn còn lại chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, nên mức sống của nông hộ đạt mức trung bình là chủ yếu. Điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp là đất bằng phẳng nằm ven sông, màu mỡ vì vậy lợi thế của thôn là phát triển cây lương thực, rau màu và cây thuốc lá.

4.3.1.3 Thông tin cơ bản về nhóm hộđiều tra

Bảng 4.4: Một số thông tin cơ bản về hộ điều tra

Phân loại hộ

Hộ khá Hộ TB Hộ cận

nghèo Hộ nghèo Trung bình SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộđiều tra 20 100 11 100 10 100 19 100 60 100 1. Giới tính của chủ hộ Nam 14 70,00 7 63,64 7 70,00 14 73,68 42 70,00 Nữ 6 30,00 4 36,36 3 30,00 5 26,32 18 30,00 2. Dân tộc Kinh 10 50,00 2 18,18 1 10,00 1 5,26 14 23,33 Tày 8 40,00 3 27,27 2 20,00 4 21,05 17 28,35 Nùng 2 10,00 2 18,18 2 20,00 4 21,05 10 16,66 Mông 0 0 3 27,27 3 30,00 6 31,59 12 20,00 Dao 0 0 1 9,10 2 20,00 4 21,05 7 11,66 3. Trình độ văn hóa Mù chữ 0 0 0 0 2 20,00 4 21,05 6 10,00 Cấp 1 2 10,00 2 18,18 4 40,00 7 36,84 15 25,00 Cấp 2 4 20,00 4 36,36 3 30,00 6 31,58 17 28,33 Cấp 3 10 50,00 3 27,28 1 10,00 2 10,53 16 26,67 Chuyên nghiệp 4 20,00 2 18,18 0 0 0 0 6 10,00 4. Theo tính chất sản xuất Hộ thuần nông 4 20,00 4 36,36 9 90,00 18 94,74 35 58,33 Hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ 16 80,00 7 63,64 1 10,00 1 5,26 25 41,67 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2014)

Qua bảng 4.4, ta thấy tình hình về chủ hộở các nhóm hộ là rất khác nhau. - Về giới tính của chủ hộ: Trong số 60 hộđiều tra có tới 70% chủ hộ là nam giới(42 người) và 30% còn lại chủ hộ là nữ (chiếm 18 người).

- Nếu phân theo dân tộc chung cả 4 nhóm hộ, thì chủ hộ là người Tày chiếm tỉ lệ cao nhất (17 hộ) chiếm 28,35%, tiếp theo là người Kinh(14 hộ) chiếm 23,33%, thấp nhất là người Dao(6 hộ) chiếm 11,66%. Kinh tế hộ của nhóm người Tày và người Kinh cao hơn so với ba nhóm còn lại, nguyên nhân do trình độ dân trí, do phong tục tập quán, mức chi phí cho sinh hoạt, đời sống… của nhóm hộ người Tày và người Kinh hợp lý hơn nhóm hộ các dân tộc Nùng, Dao, Mông.

- Theo số liệu điều tra tổng hợp lại được qua bảng 4.4 ta thấy vẫn còn tỉ lệ mù chữ 6/60 hộ và chiếm tỉ lệ 10% cao nhất là nhóm hộ nghèo 4 hộ, nhóm hộ cận nghèo 2 hộ. Đa số các chủ hộđều có trình độ cấp 2, 3 và có 6 hộ học đến chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng ở các quyết định trong sản xuất, phát triển kinh tế của hộ nông dân. Chủ hộở nhóm hộ khá có trình độ cao nhất, tỉ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa chuyên nghiệp(4 hộ) chiếm 20%. Trình độ văn hóa của chủ hộ nhóm hộ trung bình chủ yếu là cấp 2, cấp 3. Có thể nói rằng trình độ học vấn, chuyên môn của các chủ hộ vẫn còn thấp chưa được nâng cao, nhưng nó cũng quyết địn tới mức thu nhập của hộ gia đình.

- Qua số liệu điều tra, về phân loại kinh tế nông hộ và tính chất sản xuất của hộ thì hầu hết người dân ở đây vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính nên hộ thuần nông vẫn chiếm tỉ lệ cao 58,33%( 35 hộ), có 25 hộ là hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ( chiếm 41,67%). Điều này có thể hiểu được là hoạt động nông nghiệp vẫn là ngành chính của các hộ nông dân, tuy nhiên các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng được chú trọng và phát triển. Nông hộ làm kiêm thêm dịch vụ trong 4 nhóm thì cao nhất ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình với các dịch vụ chủ yếu như có quầy hàng buôn bán riêng, dịch vụ sửa chữa xe máy, sưởng hàn, gò.….

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI THỊ TRẤN NÀ PHẶC, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN (Trang 42 -42 )

×