2.3.1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền:
(*) Cũng giống như nhiều công ty khác Công ty cổ phần phụ gia Phả Lại có một số nguyên tắc quản lý vốn như sau:
+ Công ty lấy đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ thống nhất khi hạch toán và được ký hiệu là “VNĐ”.
+ Mọi việc liên quan đến thu, chi tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện và các nghiệp vụ này phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp. Thủ quỹ phải mở sổ quỹ để hạch toán thu, chi, tồn quỹ hàng ngày.
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ Công ty luôn theo dõi trên cơ sở tiền gửi ngoại tệ và đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trường liên ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế đó phát sinh và được hạch toán trên sổ tiền gửi, được theo dõi cả phần giá trị đồng Việt Nam và phần nguyên tệ.
+ Đối với vàng, bạc, kim khí, đá quý thì Công ty hạch toán cả về giá trị, số lượng của từng loại.
+ Cuối tháng Công ty tiến hành kiểm kê vốn bằng tiền, phát hiện nguyên nhân thừa, thiếu để có biện pháp giải quyết kịp thời.
(*) Các chứng từ và sổ sách hạch toán:
+ Kế toán vốn bằng tiền sử dụng các chứng từ có liên quan đến thu, chi, tồn quỹ tiền mặt như: Phiếu thu, phiếu chi. Các chứng từ này phải có đầy đủ chữ ký của người nộp, người nhận, người cho phép xuất quỹ (Giám đốc hay người được ủy quyền và kế toán). Sau khi đã thu, chi thủ quỹ đóng dấu “đã thu tiền” hoặc “ đã chi tiền”. Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi để chuyển cho kế toán quỹ ghi sổ.
Công ty cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại sử dụng các sổ hạch toán sau: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền mặt,…
(*) Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ ghi sổ tiền mặt
Chứng từ gốc
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu
(*) Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng ngày, khi các chứng từ gốc liên quan tới tiền về như phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán,..kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết TK 111, 112 và sổ nhật ký chung. Sau đó vào sổ cái từng tài khoản.
Cuối tháng, kế toán sẽ lấy số liệu từ sổ kế toán chi tiết TK 111, 112 vào bảng tổng hợp chi tiết, lấy số liệu từ sổ cái TK 111, 112 vào bảng cân đối số phát sinh. Vì vậy kế toán cần phải đối chiếu giữa 2 sổ cái TK 111, 112 và bảng tổng hợp chi tiết để có số liệu chính xác làm báo cáo tài chính.
Và cuối cùng từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo tài chính.
2.3.2. Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
(*) Các chứng từ sử dụng:
Sổ cái TK 111, 112 Bảng cân đối
số phát sinh Báo cáo tài chính
Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại sử dụng các chứng từ phù hợp với việc quản lý lao động tiền lương của Công ty. Để phục vụ tốt việc điều hành và quản lý lao động tiền lương trong Công ty, phản ánh chính xác kịp thời có hiệu quả các phòng ban lập chứng từ:
+ Bảng chấm công. + Số sản lượng.
+ Bảng thanh toán lương.
(*) Trình tự thanh toán lương:
Công ty cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại là một doanh nghiệp vừa vì vậy các thủ tục thanh toán lương đơn giản, gọn nhẹ, đảm bảo tiền lương đến tận tay các công nhân viên.
Ban đầu trưởng các bộ phận, phòng ban tập hợp các kết quả lao động của từng người, năng suất chất lượng theo tổ làm cơ sở làm bảng chấm công. Kết quả này được các trưởng phòng tài chính lao động tiền lương kiểm tra sau đó giám đốc duyệt năng suất, chất lượng tập thể. Các chứng từ này sau khi kiểm tra thì chuyển cho phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ nhập toàn bộ dữ liệu vào máy để tính và kiểm tra kết quả các bảng lương, kế toán tiền lương đối chiếu và hoàn thiện việc tính lương cho công nhân viên. Kế toán thanh toán viết phiếu chi và chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ký duyệt, sau khi được giám đốc phê duyệt thì thủ quỹ chi tiền và kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương trích lập các khoản trích theo lương, phân bổ cho các đối tượng, tập hợp chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp và lưu toàn bộ chứng từ này.
(*) Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ ghi sổ lương
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
(*) Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ gốc về lương kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 334, 338. Đồng thời vào bảng phân bổ lương và nhật ký chung. Từ sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái từng tài khoản.
Cuối tháng, từ sổ cái từng tài khoản kế toán tổng hợp số liệu vào bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết lấy số liệu từ sổ kế toán chi tiết. Đối chiếu giữa sổ cái TK 334, 338 với bảng tổng hợp chi tiết để có được số liệu chính xác. Từ đó lập lên báo cáo tài chính.
(*) Bảo hiểm xã hội, các khoản cho công nhân viên và người lao động:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được tính theo hệ số lương của cán bộ công nhân viên. Bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính vào chi phí của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội nhằm
Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết TK 334, 338 Bảng phân bổ lương Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính
mục đích trả lương cho công nhân viên khi nghỉ hưu hoặc mất sức lao động hoặc trong trường hợp ốm đau, thai sản,.. phải nghỉ việc.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, hàng tháng Công ty trích lập quỹ Bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ 20% tổng số thu nhập phải trả cho Công nhân viên, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, còn lại trừ vào thu nhập của từng nhân viên và người lao động. Số tiền thuộc quỹ bảo hiểm xã hội được nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
2.3.3. Phần hành kế toán tài sản cố định:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán phải theo dõi chặt chẽ tài sản cố định do chúng luôn luôn biến động. Để quản lý tốt tài sản cố định kế toán phải phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm tài sản cố định.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, mỗi khi có tài sản tăng thêm do mua sắm, do xây lắp,.. kế toán phải lập các chứng từ cần thiết. Khi mua tài sản về kế toán căn cứ vào hóa đơn chứng từ thanh toán về nguyên giá, về chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế, lệ phí trước bạ (nếu có) làm cơ sở để ghi tăng tài sản cố định, sau đó vào thẻ tài sản cố định.
Nếu thanh toán tiền mua tài sản cố định theo hình thức nào thì phải kịp hóa đơn chứng từ tương ứng với hình thức đó.
Khi đưa tài sản cố định vào sử dụng ở bộ phận nào thì ta phải lập biên bản giao nhận cho bộ phận đó, biên bản phải có đầy đủ chữ ký và con dấu của người giao tài sản cố định và người nhận tài sản cố định.
Khi tải sản không được sử dụng hoặc không cần sử dụng vì các lý do như quá cũ hoặc lạc hậu thì giám đốc ra quyết định thanh lý tài sản đó. Khi cú quyết định thanh lý thì ban giám đốc lập hội đồng thanh lý và kế toán lập biên bản thanh lý để ghi giảm tài sản cố định và là cơ sở để thôi trích khấu hao.
Khi cú quyết định nhượng bán thì phải lập hội đồng giao bán để quyết định đơn giá bán tài sản đó. Đơn giá này được hội đồng căn cứ vào đươn giá trên thị trường để lập.
(*) Các chứng từ tài sản cố định mà Công ty đang sử dụng:
+ Hợp đồng mua bán.
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định. + Biên bản thanh lý.
+ Biên bản đánh giá lại tài sản. + Thẻ tài sản cố định.
+ Sổ cái tài sản cố định. + Bảng tính khấu hao. (*) Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ ghi sổ TSCĐ
Nhật ký chung Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ TSCĐ Chứng từ gốc về TSCĐ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo Sổ chi tiết TSCĐ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu (*) Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng ngày, khi có phát sinh các nghiệp vụ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ, kế toán vào sổ nhật ký chung, thẻ tài sản cố định và sổ chi tiết tài sản cố định. Từ nhật ký chung kế toán vào sổ cái từng tài khoản TSCĐ.
Cuối tháng, kế toán cập nhật số liệu từ sổ cái và sổ chi tiết để lập bảng cân đối phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu giữa sổ cái TK 211, 212, 213, 214 với bảng tổng hợp chi tiết để có số liệu chính xác. Và cuối cùng là lập báo cáo tài chính.
2.3.4. Phần hành kế toán nguyên vật liệu:
Để theo dõi tình hình biến động Nguyên vật liệu của Công ty, kế toán sử dụng tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” cho chung cả nguyên vật liệu chính và phụ. Sử dụng ký hiệu mã của từng nguyên vật liệu để phân biệt.
Các chứng từ Công ty đang sử dụng hiện nay: + Phiếu nhập.
+ Phiếu xuất.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng. + Biên bản kiểm kê vật tư. + Thẻ kho.
(*) Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ ghi sổ nguyên vật liệu
Sổ kế toán Chứng từ gốc
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu (*) Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng ngày, khi các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu như phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký chi tiết TK 152, Từ sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 152.
Cuối tháng, từ sổ chi tiết TK 152 kế toán vào bảng tổng hợp chi tiết TK 152, từ sổ cái kế toán vào bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì kế toán lập báo cáo tài chính.
Nhật ký chung
Sổ cái TK 152 Bảng tổng hợp
chi tiết Bảng cân đối
số phát sinh Báo cáo tài chính
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại:
3.1.1 Ưu điểm:
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hồng, rất nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong lĩnh vực tài chính nhưng riêng với công ty Cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại thì luôn làm ăn có lãi. Điều này thể hiện sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo, của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự đóng góp của bộ phận kế toán.
Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu về bộ máy tổ chức quản lý của công ty, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, Công ty đã khắc phục được những khó khăn ban đầu như: Nguồn vốn, nguồn nhân công,… Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của công ty dần chiếm lĩnh thị trường và uy tín chất lượng ngày càng cao.
Về bộ máy kế toán của công ty, đã được tổ chức tương đối phù hợp với đặc điểm và mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty. Mỗi cán bộ kế toán được bố trí và phân công theo dõi từng khâu công việc nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, không chồng chéo trách nhiệm mặc dù công việc nhiều.
Tổ chức bộ máy kế toán tập trung đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất đối với công tác kế toán tạo thuận lợi cho công việc kiểm tra và hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở thông tin do bộ phận kế toán cung cấp, giảm bớt chi phí nhân công quản lý công ty, thông báo số liệu nhanh.
Là một đơn vị sản xuất nên số lượng nguyên vật liệu nhiều, kế toán đã mở sổ sách theo dõi kịp thời đầy đủ từng loại nguyên vật liệu, phản ánh ghi chép kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng lẫn giá trị ở cuối quý, cuối kỳ, hạch toán đối chiếu, kiểm kê với thủ kho và lập báo cáo tài chính kịp thời.
Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung” phù hợp áp dụng cho loại hình Công ty có quy mô vừa. Kết cấu sổ đơn giản, dễ tìm, dễ làm, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công công việc cho kế toán, dễ ghi chép nên phù hợp với cả điều kiện kế toán thủ công và kế toán máy.
Đồng thời, việc áp dụng máy tính phục vụ vào công tác kế toán đã giảm bớt khối lượng, giảm bớt thời gian để tổng hợp, phản ánh các số liệu kế toán cũng như cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty.
Nhìn chung, hệ thống chứng từ mà Công ty đang sử dụng đều phù hợp với biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành. Trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ đều đc lập với số lượng cần thiết, đảm bảo tính hợp lý, hợp
pháp. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty được kiểm soát chặt chẽ, giúp cho giám đốc và trưởng phòng kế toán theo dõi sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3.1.2 Nhược điểm:
Trong những năm qua, mặc dù Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán tuy nhiên không phải công tác tổ chức hạch toán kế toán nào tại Công ty cũng đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp mà còn có những điểm hạn chế.
Mặc dù công ty đã sử dụng phần mềm kế toán nhưng một số phần hành kế toán vẫn phải tính toán thủ công như việc tính lương cho cán bộ công nhân viên.
Trình độ của kế toán trong Công ty còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo và phát triển kỹ năng làm việc nên việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán còn gặp những khó khăn.
Việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty còn có nhiều bất cập, quản lý vốn chưa chặt chẽ. Việc bố trí phân công lao động chưa hợp lý và phù hợp với năng lực nên công nhân viên chưa có điều kiện bộc lộ hết năng lực làm việc.
Việc đôn đốc các công nhân trực tiếp làm việc tại công trường chưa chặt chẽ để đảm bảo việc bàn giao công trình đúng tiến độ và chính xác.
Nền kinh tế thành phố đang có những bước phát triển lớn điều đó tạo điều kiện cho các Công ty phát triển nhưng do nguồn vốn của
Công ty còn nhiều hạn chế nên chưa mở rộng quy mô sản xuất giúp Công ty phát triển và lớn mạnh hơn nữa.
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty:
Qua quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, được đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán của Công ty. Em nhận thấy trong công tác kế toán còn có một số vấn đề chưa hợp lý mà kế toán Công ty có thể hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý. Tuy