Những vấn đề cần giải quyết để quỹ ETF vận hành hiệu quả và phát

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 32)

3. Quỹ ETF và tiềm năng củaquỹ ETF tại Việt Nam

3.3. Những vấn đề cần giải quyết để quỹ ETF vận hành hiệu quả và phát

phẩm phái sinh cũng liên quan đến vấn đề đầu cơ

Khung pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, sau khi xây dựng được bộ khung pháp lý hoàn chỉnh cho ETF thì không chỉ HNX 30, VN 30 mà các bộ chỉ số đủ tiêu chuẩn khác nên được xem xétlàm chỉ số cơ sở cho ETF đi vào thực tế. Do đó, có thể sinh ra công ty xây dựng chỉ số và chúng ta cần phải có những hướng dẫn cụ thể về hoạt động của loại hình công ty này. Song song với đó cần phải có khung pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán

3.3. Những vấn đề cần giải quyết để quỹ ETF vận hành hiệu quả và phát triển ở Việt Nam Việt Nam

Như đã nói ở các mục trên, hiện nay có 2 quỹ ETF ngoại đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là Market Vector Vietnam ETF (quy mô 627 triệu USD) và FTSE Vietnam Index ETF (397 triệu USD) với chiến lược đầu tư tập trung vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn có Ishare Frontier Market 100 nhưng tỷ trọng chỉ 3%. Các quỹ ETF này có kết quả kinh doanh rất tốt nhưng lạilà quỹ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nên các nhà đầu tư Việt Nam khó có thể mua chứng chỉ quỹ. Trong khi đó, quỹ ETF nội vừa mới chính thức có quỹ VFMVN30 ETF của Công ty cổ phần Quản lí Quỹ Đầu tư Việt Nam và tới đây là SSIAM HNX30 ETF của Công ty Quản lí Quỹ SSI. Chưa thể đánh giá gì về hoạt động của quỹ VFMVN30 ETF vì quỹ đang trong giai đoạn chào bán chứng chỉ quỹ và dự kiến niêm yết vào giữa tháng 9, tuy nhiên để có thể phát triển và mang lại hiệu quả cao, VFMVN30 ETF và các quỹ ETF nội sắp tới cần phải cân nhắc, xem xét, giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, ETF là một điều mới mẻ ở Việt Nam, để có thể sử dụng sản phẩm tài chính này, đòi hỏi các cơ quan chức năng, sàn giao dịch và các nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình một kiến thức thật vững về ETF. Kiến thức về quỹ ETF rất đa dạng và khó nắm bắt, nếu như không có đào tạo bài bản, các nhà đầu tư sẽ hiểu sai, dẫn đến nhiều rủi ro và tạo tâm lý ngại đầu tư. Vì vậy, việc đào tạo để lấp khoản trống kiến thức là việc làm tiên quyết đầu tiên khi vận hành quỹ ETF nội ở Việt Nam. Hiện nay, VFM đã phối hợp với HoSE và VSD tổ chức nhiều buổi giới thiệu, tập huấn và trao đổi về sản phẩm ETF cho các chuyên viên của công ty chứng khoántại HoSE và VSD. Một

33

khi các chuyên viên môi giới của công ty chứng khoánhiểu và nắm bắt được sản phẩm ETF thì nhà đầu tư của họ cũng sẽ tiếp cận được thông tin về quỹ ETF. Bên cạnh đó, VFM cũng tích cực hợp tác và hỗ trợ cùng với các công ty chứng khoán và các đơn vị cung cấp dịch vụ ETF để hình thành và triển khai các công tác tập huấn định kỳ nhằm chia sẻ kiến thức đến các thành viên về sản phẩm quỹ ETF. Đồng thời, VFM phối hợp với các đơn vị truyền thông để đào tạo từ xa và hỗ trợ kiến thức cho nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu tham gia đầu tư vào sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF VFMVN30.Việc tăng cường đào tạo này cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới khi các quỹ ETF được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng được những trường hợp phát sinh trong thực tế vận hành.

Thứ hai, cần hoàn thiện các quy trình, quy chế, phần mềm, hệ thống giao dịch và các

quy định pháp lý về giao dịch quỹ ETF. Đây cũng là một trong những điều kiện quan

trọng nhất để đưa ETF vào vận hành. Hiện nay Sở giao dịch chứng khoán cùng các quỹ ETF đầu tiên đã hoàn tất bước đầu của các công việc trên để tối thiểu đảm bảo ETF đi vào hoạt động đúng lộ trình nhưng chắc chắn với kinh nghiệm non trẻ với những bước đi đầu tiên đối với sản phẩm mới mẻ này, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và không thể đo lường được tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, học tập từ thực tế và từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới về các quy định đối với ETF để có thể hoàn thiện các điều kiện cơ bản của ETF trên.

Thứ ba, công ty chứng khoán sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch Arbitrage (hoạt động giao dịch dựa trên sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị tài sản ròng chứng chỉ quỹ ETF). Lý do là hệ thống của VSD chỉ thực hiện thanh toán chứng khoán thứ cấp tại ngày T+3. Do đó, muốn thực hiện giao dịch Arbitrage có hiệu quả, thành viên lập quỹ phải mua chứng khoán cơ cấu để hoán đổi chậm nhất vào ngày T- 1, hoặc phải thực hiện nghiệp vụ vay chứng khoán cơ cấu. Trong khi đó, hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL) đang được xây dựng và cần thời gian để có thể vận hành hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải giải quyết được vấn đề thanh khoản cụ thể cần rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán về T+2, đồng thời hoàn thiện hệ thống cho

34

vay mượn chứng khoán để các thành viên lập quỹ có thể thực hiện được các giao dịch Arbitrage nhanh và linh hoạt nhất.

Thứ tư, nghiệp vụ tạo lập thị trường là một trong những nghiệp vụ cơ bản của quỹ ETF nhưng lại khó được tiến hành thực hiện bởi vì Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán phái sinh nên không có công cụ để các nhà tạo lập thị trường phòng

ngừa rủi ro cho nghiệp vụ này.Trên thực tế, dù thị trường chứng khoán phái sinh chưa

xuất hiện chính thức và chưa có quy định pháp lý hướng dẫn thực hiện, các loại chứng khoán phái sinh phi chính thức vẫn tự phát ra đời. Một số sản phẩm phái sinh chủ yếu là các Hợp đồng quyền chọn dựa trên cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường OTC mà công ty chứng khoán là một bên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các giao dịch này không có số liệu thống kê cụ thể, chúng được thực hiện theo các hình thức khác nhau. Tại Quyết định 252/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 đã đặt ra việc xây dựng TTCK phái sinh tại Việt Nam theo lộ trình thích hợp, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn và cấu trúc lại mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng tổ chức lại các sàn giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và hình thành sàn giao dịch phái sinh có tổ chức. Vì vậy, cần phải tiến hành đẩy nhanh việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh cũng như khung pháp lý cho thị trường này để hỗ trợ quỹ ETF phát triển.

Thứ năm, cần hoàn thiện cơ chế cơ chế cho phép thành viên lập quỹ hỗ trợ nhà đầu tư mua đủ danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán đổi thông qua việc thành viên lập quỹ được nhận tiền mặt từ nhà đầu tư, sau đó mua danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán

đổi mà không cần phải đứng tên nhà đầu tư.Việc quy định rõ ràng và không cần phải

đứng tên nhà đầu tư khi mua danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán đổi sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, giúp quỹ hoạt động tốt hơn. Điều này hiện nay vẫn còn đang bị hạn chế tại Việt Nam.

Trên đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải đối mặt giải quyết để có thể đưa quỹ ETF vào vận hàng trong thời gian tới và mang lại hiệu quả như mong muốn. Với sự hiểu biết rõ ràng cũng những quy định chặt chẽ và các điều kiện thiết yếu được đảm bảo, chắc chắn ETF sẽ là một sản phẩm đầu tư đầy hấp dẫn cho những nhà đầu tư Việt Nam.

35

KẾT LUẬN

Quỹ ETF là một trong những sản phẩm đầu tư hấp dẫn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy là một đề tài tương đối khá mới lạ nhưng hiện nay ETF đã, đang và sẽ được quan tâm cũng như nhắc đến nhiều tại Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của các quỹ ETF ngoại tại Việt Nam cũng như sự ra đời củaquỹ VFMVN30 ETF thuộc CTCP Quản lí Quỹ Đầu tư Việt Nam và tới đây là SSIAM HNX30 của SSI, cho thấy thị trường Việt Nam thời gian tới sẽ rất sôi động với sự bùng nổ của các quỹ đầu tư dạng này. Đứng trước tiềm năng đó, những nhà làm chính sách, cơ quan chứng khoán cũng như nhà đầu tư cần phải chuẩn bị thật kỹ càng cũng như học tập kinh nghiệm của các nước đi trước. Các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt giải quyết để có thể vận hành thành công, hiệu quả quỹ ETF bao gồm lỗ hổng kiến thức, hoàn thiện thể chế, quy định pháp lý, tính thanh khoản, hoàn thiện thị trường phái sinh và hỗ trợ nhà đầu tư mua đủ danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán đổi. Hy vọng, với những nỗ lực hiện nay của Việt Nam cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề trên, ETF sẽ giúp thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục

Ninh Thùy Dương, Nguyễn Thúy ngọc, Chu thị Thu Trang; “ETF và hành trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Teddy Pham; “ETFs và niêm yết thêm 1,6 tỷ cổ phiếu của VCB” Bộ Tài Chính: http://www.mof.gov.vn

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.hsx.vn Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Nam (VFM): http://vinafund.com/ Công ty chứng khoán Bảo Việt: http://www.bvsc.com.vn/

36

Công ty chứng khoán FPTS: http://www.fpts.com.vn Thời báo Vneconomy: http://vneconomy.vn/

Báo Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/ Báo Vietstock: http://vietstock.vn/ Báo Gafin: http://www. gafin.vn Báo FGate: http://www.fgate.com.vn Báo Cafef: http://www. Cafef.vn

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)