Đánh giá về hoạt động của ETF trên thế giới

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 25)

2. Hoạt động quỹ ETF trên thế giới

2.2. Đánh giá về hoạt động của ETF trên thế giới

Các quỹ ETF đã đạt được thành công đáng kinh ngạc khi trở thành sản phẩm đầu tư tăng trưởng nhanh nhất trong 20 năm qua. Được thành lập để mô phỏng theo chỉ số, quỹ ETF giúp chúng ta có thể dễ dàng đầu tư vào các phân khúc rộng hơn của thị trường như mua một cổ phiếu thông thường.

Theo Bloomberg, tổng tài sản quản lý của các quỹ ETF trên toàn cầu trong 4 năm qua đã tăng gấp đôi lên 2.4 ngàn tỷ USD tính đến ngày 31/12/2013. Riêng trong năm 2013, các quỹ ETF chiếm đến 27% tổng lượng giao dịch cổ phiếu ở Mỹ.

Đà tăng trưởng ngoạn mục này cho thấy giá trị to lớn của phát minh ETF đối với nhà đầu tư. Việc đóng gói các khoản tín dụng thế chấp dưới chuẩn cũng đã rất phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy. Liệu các quỹ ETF có trở thành biến cố tiếp theo hay không? Nếu xem xét các sản phẩm ETF truyền thống thì câu trả lời là không. Sẽ là hiệu quả hơn nếu mua chứng chỉ quỹ ETF mô phỏng chỉ số S&P 500 thay vì phải trả một mức phí cao để mua chứng chỉ một quỹ tương hỗ quản lý chủ động có thành tích kém hơn so chỉ số tham chiếu của quỹ.

Vấn đề là các quỹ ETF dễ hiểu trước đây đã bị sáng tạo kết hợp thêm nhiều yếu tố phức tạp. Mức độ phức tạp càng cao thì rủi ro càng lớn. Hiện đã có các quỹ ETF chuyên đầu tư vào hàng hóa và tiền tệ. Sáng tạo ra các chỉ số mới và lạ cho quỹ ETF cũng là một công việc kinh doanh. Ngày nay, nhà đầu tư có thể mua quỹ ETF có sử dụng đòn bẩy (leveraged ETF) – mức độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán thuộc quỹ ETF này. Hay là một quỹ ETF đảo ngược (inverse ETF) – tăng khi chỉ số thị trường tương ứng giảm. Hay là một ETF tổng hợp (synthetic ETF) mô phỏng chỉ số chứng khoán phái sinh, thay vì nắm giữ các chứng khoán cơ cấu. Hoặc nhà đầu tư

26

cũng có thể giao dịch các hợp đồng quyền chọn của bất kỳ quỹ ETF nào đề cập trên đây.

Các quỹ ETF này không dành cho nhà đầu tư cá nhân khôn ngoan, những người tốt hơn hết nên đầu tư dài hạn vào các công cụ đầu tư đơn giản có mục tiêu đa dạng hóa. Quỹ ETF có mục đích – hoặc nên có mục đích – giúp thực hiện các chiến lược đầu tư đã được thẩm định. Trong vai trò đó, quỹ ETF có thể giúp thị trường hoạt động tốt hơn.

Dù vậy, khó có thể làm ngơ một thực trạng tương tự như các khoản tín dụng thế chấp thông thường và chứng khoán dựa trên tài sản thế chấp đầy rối rắm: Không phải lúc nào các chuyên gia cũng biết rõ mình đang làm gì. Sai lầm của chuyên gia có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Vậy các quỹ ETF có cấu trúc phức tạp có gây ra rủi ro hệ thống hay không? Trong một số trường hợp nhất định, câu trả lời là có. Nguy cơ cao nhất nằm ở các quỹ ETF tổng hợp (synthetic ETF). Chứng khoán phái sinh có thể tạo ra chuỗi trung gian kéo dài bất tận: Ai nợ ai cái gì, với nhiều tình huống phát sinh không rõ ràng. Cho tới nay, các quỹ ETF tổng hợp đang được chú ý ở châu Âu. Cơ quan quản lý đã quan tâm đến vấn đề này nhưng vẫn chưa làm được gì nhiều để tìm ra một giải pháp. Sáng tạo là tốt, nhưng trong tài chính thì sáng tạo có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề khác.

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)