Tiềm năng phát triển củaquỹ ETF tại Việt Nam thời gian tới

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 30)

3. Quỹ ETF và tiềm năng củaquỹ ETF tại Việt Nam

3.2. Tiềm năng phát triển củaquỹ ETF tại Việt Nam thời gian tới

3.2.1. Sự cần thiết của các quỹ ETF

Việc phát triển một quỹ ETF trên thị trường chứng khoán là một điều cần thiết. Với ưu thế về tính thanh khoản, chi phí, quỹ ETF đang là sản phẩm đầu tư hiệu quả tại nhiều thị trường, điển hình là Mỹ, Nhật Bản và được nhiều nhà đầu tư ưa thích trên các thị trường chứng khoán thế giới. Bản chất của các quỹ ETF cũng như là những công cụ phái sinh khác là được dùng để quản lý và hạn chế rủi ro, vì vậy việc các quỹ ETF xuất hiện càng nhiều trên thị trường chứng khoán trong nước sẽ giúp cho thị trường ổn định hơn.

Việc phát triển thị trường ETF đa dạng sẽ là nhân tố quan trọng tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khóan và là công cụ hữu hiệu để tăng thu hút nhà đầu tư mới tham gia thị trường, thông qua đó thu hút nguồn vốn cho nền kinh tế. Số liệu gần đây cho thấy mặc dù TTCK Việt nNam đã hồi phục khá tốt nhưng giá trị chiết khấu còn âm rất lớn. Gần như tất cả các quỹ trên đều có mức chiết khấu âm, đặc biệt là quỹ DWS VietNam Fund (do Decutche Bank quản lý) âm tới mức -40,6%, các quỹ nội địa đa số có mức chiết khấu gần – 30%, chỉ duy nhất FTSE Vietnam Index ETF có mức chiết khấu dương bằng 2,2.

Bên cạnh đó Việt nam cũng đã có khung pháp lý đối với quỹ ETF đó là việc ban hành Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (ETF) sẽ có hiệu lực từ 1/9/2013, điều này đảm bảo được tính pháp lý của các bên thi tham vào vào quỹ ETF.

Hiện tại ở Viêt Nam đã có một số quỹ ETF được hình thành, là bước phát triển cần thiết để có nhiều hơn quỹ ETF được thành lập tại Việt Nam trong thời gian sắp tời

31

Do đó, với thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay, quỹ ETF ra đời có thể tạo nên bước chuyển biến lớn. nó không chỉ mang lại một sản phẩm mới hiệu quả cho các nhà đầu tư mà còn giúp khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán, giúp giải quyết những tồn đọng của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho dòng vốn luân chuyển hiệu quả, tạo đà phục hồi kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Sự ra đời của loại hình sản phẩm đầu tư này sẽ nhâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán.

3.2.2. Những cản trở đối với việc thành lập quỹ ETF

Thị trường chứng khoán của Việt nam không ổn định, có xu hướng đi xuống, hoạt động thị trường hiện nay chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư ở Việt nam không tốt khiến cho các nhà đầu tư do dự trong việc rót vốn. Các quỹ đầu tư thành lập mới ở Việt Nam vẫn còn rất ít bên cạnh đó năng lực tài chính còn yếu.

Ủy ban chứng khoán chỉ mới dừng lại ở một sảnh phẩm chính – đầu tư bằng chỉ số. đó là HNX30 và VN30. Do đó, có quá ít lựa chọn cho nhà đầu tư, bên cạnh đó tính thanh khoản cũng là một vấn đề cần xem xét. Các cổ phiếu niêm yết có tính thanh khoản kém làm việc cho cơ cấu danh mục quỹ trở nên khó khăn, làm tăng sai số mô phòng. Từ kinh nghiệm của các nước, ta thấy: ETF thường ra đời sau các sản phẩm tiên tiến khác như công cụ phái sinh và các sản phẩm cơ cấu. Hệ thống vay mượn chứng khoán (SBL) cũng được vận hành hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế arbitrage. Nhờ đó các công ty quản lý quỹ có thể dễ dàng sử dụng các công cụ phái sinh để tối thiểu hóa sai số mô phòng, tối ưu hóa danh mục. Tuy nhiên, thị trường chứng khoánViệt Nam vẫn chưa đáp ứng được các hỗ trợ cần thiết cho hoạt động của quỹ ETF ví dụ như chưa hoàn thiện công nghệ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) phục vụ việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ và ngược lại. Thêm vào đó là cơ chế vay mượn chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ ETF của thành viên lập quỹ. Ngoài ra các nghiệp vụ bán khống, chứng khoán phái sinh để giúp các thành viên lập quỹ giảm thiểu rủi ro khi phải nắm giữ lượng chứng khoán lớn trong thời gian dài. Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, thiếu đi các quy định này, hoạt động của quỹ ETF sẽ không thể lâu dài, rủi ro cho các thành viên lớn, nhất là

32

Một phần của tài liệu Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)