Tính mùa vụ của hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 63)

- Nội dung yêu cầu đánh giá phát triển DLND nước khoáng nóng

4.1.3.3 Tính mùa vụ của hoạt động du lịch

Hoạt động của khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng xã Thuần Mỹ cho thấy đây là ngành du lịch có tính mùa vụ rất cao. Đặc biệt là những ngày thời tiết lạnh rất thu hút khách du lịch và những ngày mùa hè lượng khách du lịch giảm. Số liệu về khách tham quan qua các tháng trong năm 2014 được tôi tổng hợp trong bảng 4.3 và thể hiện ở biểu đồ 4.3 .

Qua đồ thị ta thấy, khách du lịch tập trung đông nhất vào mùa đông( tháng 10 đến tháng 12) và khá đông vào đầu mùa đông và đầu mùa xuân ( tháng 9 và tháng 1, tháng 2). Tập trung chủ yếu nhất là vào tháng 12 với 18,64%. Còn những tháng còn lại (tháng 2 đến tháng 8) chỉ chiếm 10,98%.

Du khách tập trung chủ yếu vào mùa đông chính bởi vì vào những ngày giá lạnh con người được ngâm mình vào những hồ nước nóng để cảm thấy thư thái, thanh thản giảm stress bằng những bồn xoáy, massaage, phòng tắm khô – kiểu xông hơi và bồn tắm kết hợp vừa tắm xoáy vừa tắm thuốc, quý khách sau khi tắm ướt có thể kết hợp tắm khô một trong các liệu pháp kích thích da rất tốt. Một ưu điểm rất lớn đối với tắm bồn nhỏ đó là nước chỉ được sử dụng một lần đối với mỗi đối tượng khách, tuyệt đối sạch và an toàn, sau mỗi lượt khách ra vào lại có nhân viên phục vụ dọn phòng sạch sẽ

Tính mùa vụ của khách du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng mà còn của các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Bảng 4.3 Sự dao động về lượng du khách qua các tháng trong năm 2014 Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lượt khách (người) 92039 82901 10829 7829 8920 10293 20192 90393 192830 239100 293843 240293 tỷ lệ (%) 7.14 6.43 0.84 0.61 0.69 0.80 1.57 7.01 14.95 18.54 22.79 18.64

(Nguồn: Ban thống kê xã Thuần Mỹ)

Biểu đồ 4.1 Phân bổ lượng du khách của các tháng trong năm 2014 4.2 Tác động của hoạt động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng đến đời sống của người dân địa phương

4.2.1 Tác động đến kinh tế

4.2.1.1 Tăng thu nhập cho hộ

Yếu tố thu nhập từ hộ bao gồm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp (lao động công chức nhà nước, công nhân, lao động trong các lĩnh vực buôn bán, lao động trong các dịch vụ từ du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng, tiểu thủ công nghiệp…)

“ Quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011- 2015” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống, hộ nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520 nghìn đồng/người/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị có mức thu nhập bình quân từ 501 nghìn đồng đến 650 nghìn đồng/người/tháng. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân/người/tháng và chuẩn hộ nghèo được ban hành áp dụng giai đoạn 2012- 2015.

Qua bảng 4.4 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của hộ giai đoạn 2012- 2014 có chiều hướng tăng dần, thu nhập bình quân tăng, phản ánh mức sống của hộ tăng, chất lượng đời sống người dân được cải thiện hơn theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 15,6 triệu đồng. Năm 2013 đạt 16,9 triệu đồng tăng 8,33% so với năm 2012, đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 19,8 triệu đồng tăng 17,16% so với năm 2013, với tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt 112,75%. Tỷ lệ hộ nghèo của xã có xu hướng giảm dần theo các năm: năm 2012 tỷ lệ hộ ngèo là 6,3%, năm 2013 là 5,9% giảm xuống 6,35% so với năm 2012, năm 2014 là 4,6% giảm 22,03% so với năm 2013 từ đó có thể thấy đó là một bước tiến lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã.

Bảng 4.4 Thu nhập bình quân đầu người của hộ giai đoạn 2012- 2014

Các chỉ tiêu ĐVT

Năm Tốc độ phát triển(%)

201

2 2013 2014 13/12 14/13 BQ

Thu nhập bình quân đầu

người/năm Tr.đ 15,6 16,9 19,8 108,33 117,16 112,75

Tỷ lệ hộ nghèo % 6,3 5,9 4,6 93,65 77,97 85,81

(Nguồn: Điều tra 2015)

Thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào thành phần lao động và cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong hộ. Trong giai đoạn 2012- 2014 theo xu hướng phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và địa bàn xã nói riêng thành phần lao động và cơ cấu nghề nghiệp của lao động của hộ đã có biến động rất lớn theo xu hướng lao động làm nghề nông nghiệp giảm dần và lao động làm các nghề phi nông nghiệp gia tăng (công chức, viên chức, công nhân, lao động dịch vụ nông nghiệp, buôn bán…) Bên cạnh thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân thì thu nhập từ các ngành nghề phi nông nông nghiệp của hộ mang lại mức thu nhập rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong thu nhập nói chung của hộ.

Đối với hộ, thu nhập đặc trưng của hộ là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và sự suy giảm của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ. Tuy nhiên khi trên địa bàn có nguồn nước khoáng nóng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nơi đây thì người dân đã biết cách tận dụng mở ra các dịch vụ nghỉ dưỡng tắm nóng, không chỉ có vậy khi các du khách biết đến tắm khoáng nóng nhiều hơn thì nhu cầu của họ về lưu trú, ăn uống, vận chuyển… lại ngày càng tăng người dân nơi đây đã biết nắm bắt kịp thời các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển… để dáp ứng những như cầu của khách du lịch và đó cũng là nguồn thu đáng kể cho đời sống của họ.

Hoạt động kinh doanh du lịch đã mang lại tác động to lớn tới mọi mặt của người dân địa phương, trong đó tác động tới kinh tế được thể hiện một cách rõ rệt nhất thông các nguồn thu từ các dịch vụ du lịch. Hiện nay dịch vụ kinh doanh tắm khoáng nóng vẫn là hoạt động chính tạo ra thu nhập cho người dân, chiếm nguồn thu nhập đa số, bên cạnh đó các dịch vụ kinh doanh vận chuyển, dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ đi kèm với hoạt động du lịch cũng có xu hướng gia tăng.

Qua bảng 4.5 ta thấy được thu nhập của lao động trong ngành dịch vụ của người dân xã Thuần Mỹ tăng lên một cách đáng kể qua 3 năm. Đối với lao động dịch vụ vận chuyển năm 2012 thu nhập 6.274.000 đồng/tháng, đến năm 2013 đã đạt lên 9.483.000 đồng/tháng và đến cuối năm 2014 đạt 13.253.000 đồng/tháng và đạt mức tăng trưởng bình quân sau 3 năm là 45,45%. Thu nhập của các dịch vụ có lien quan đến du lịch cũng tăng mạnh như dịch vụ lưu trú với tốc độ phát triển bình quân là 38,25%/ năm. Dịch vụ tắm tăng bình quân là 8,72%/ năm và dịch vụ ăn uống tăng 32,9%/ năm.

Bảng 4.5 Thu nhập của lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch ĐVT: nghìn đồng/ tháng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng(%) 2012 2013 2014 12/13 13/14 BQ Dịch vụ vận chuyển 6274 9483 13253 51,15 39,76 45,45 Dịch vụ lưu trú 6849 8475 12947 23,74 52,77 38,25 Dịch vụ tắm 12934 14567 15267 12,63 4,81 8,72 Dịch vụ ăn uống 9374 12356 13947 31,81 12,88 22,34 Dịch vụ khác 4567 5029 7829 10.12 55.68 32.90

( Số liệu điều tra năm 2015 )

Hộp 4.1: Ông Trần Văn Phong – chủ kinh doanh phòng tắm cho biết:

(Nguồn: Phỏng vấn) “Gia đình chúng tôi vừa kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng năm ngoái, những năm trước đây chưa kinh doanh dịch vụ tắm nóng gia đình chúng tôi chỉ có làm nông nghiệp thôi, không có đồng ra đồng vào đâu, vừa vất vả mà thu nhập không nhiều, nhưng từ năm ngoái đến bây giờ làm nghề này thấy nhàn hơn, mà thu nhập cũng cao hơn trước nữa, không phải phụ thuộc vào mấy đồng ngô đồng lúa nữa rồi”

Bảng 4.6 Thu nhập của các hộ nông dân giai đoạn 2012- 2014

Chỉ tiêu

Thu nhập Thu nhập Thu nhập

2012 (Tr.đ) CC (%) 2013 (Tr.đ) CC (%) 2014 (Tr.đ) CC (%)

Tổng thu nhập của hộ trong năm 316 100 405 100 487 100 I. Thu nhập từ Nông – Lâm nghiệp –

Thủy sản

96 30,38 150 37,04 198 40,66 II. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh

dịch vụ du lịch

220 69,62 255 62,96 289 59,34

(Nguồn: Điều tra 2015)

Qua bảng 4.6 ta thấy thu nhập của người dân qua 3 năm 2012- 2014 thu nhập của từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm vai trò chủ đạo trong thu nhập của hộ và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 thu nhập của hoạt động kinh doanh du lịch đã đạt 69,62% cao hơn gấp 2 lần doanh thu từ nông – lâm – thủy sản. Năm 2013, thu nhập của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chiếm 62,96% trong cơ cấu tổng thu nhập của hộ. Năm 2014, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đạt 59,34% tổng thu nhập của hộ. Có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân nơi đây. Nó đang trở thành nguồn thu chính mnag lại hiệu quả kinh tế rất cao.

4.2.1.2 Lao động

Lao động là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Yếu tố lao động hay nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng.

Về số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng lao động, tiến hành điều tra khảo sát số lượng lao động trong 60 hộ trên địa bàn xã Thuần Mỹ, thông tin về lượng lao động của hộ được điều tra có thể tìm hiểu, đánh giá thông qua chỉ tiêu bình quân lao động/hộ gia đình , chỉ tiêu này có sự biến thiên nhất định qua các mốc thời gian của giai đoạn 2012- 2014. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7 Tình hình số hộ và số lao động của hộ giai đoạn 2012- 2015 Thông tin điều tra ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số hộ Hộ 1478 1587 1687

Tổng số nhân khẩu Người 6000 6400 6745

Tổng số lao động Lao động 3987 4267 4356

Bình quân lao động/hộ Lao động 2,7 2,71 2,58

(Nguồn: Ban dân số xã Thuần Mỹ)

Theo bảng 4.7 cho thấy số lao động bình quân trong hộ có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2012 bình quân lao động của hộ là 2,7 lao động/hộ, năm 2013 là 2,71 lao động/hộ và năm 2014 là 2,58 lao động/hộ. Trong giai đoạn 2012- 2014 theo báo cáo thống kê về dân số xã Thuần Mỹ trên địa bàn xã Thuần Mỹ lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm khá nhanh, thay vào đó là lao động của các hoạt động dịch vụ du lịch tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành.

Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội. Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân. Lao động là nhân tố con người, có tính quyết định đến sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Du lịch cũng giống như mọi ngành nghề khác, nó cũng phải sử dụng lao động để tạo ra sản phẩm đặc trưng của ngành mình. Vì vậy, nói chung du lịch phát triển sẽ là cơ hội để tạo ra việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn. Lao động trong ngành du lịch không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, không khó khăn khi tham gia. Cho nên đây là cơ hội việc làm tốt cho người dân địa phương ở các điểm du lịch. Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Do vậy, du lịch phát triển sẽ là điều kiện tốt để giải quyết việc làm cho số lao động rất đông đảo của xã Thuần Mỹ. Qua bảng 4.8 ta thấy số lao động trong lĩnh vực du lịch của xã Thuần Mỹ không ngừng tăng lên trong những

năm gần đây, cụ thể: năm 2012 là 690 lao động, năm 2013 là 987 lao động và năm 2014 con số này là 1203 lao động. Có thể thấy số lao động tại chỗ này sẽ không dừng lại trong những năm tiếp theo, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 32,46%/năm. Vì vậy, du lịch phát triển sẽ là cơ hôi tạo ra việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn. Lao động trong ngành du lịch không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, không khó khăn khi tham gia nên đây sẽ là cơ hội làm việc tốt cho người dân địa phương ở các điểm du lịch tham gia. Cùng với việc tạo ra việc làm cho người lao động thì thu nhập bình quân của họ cũng tăng lên.

Đồng thời, thông qua tham gia hoạt động du lịch có thể làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của địa phương, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê hương được tăng lên và sẽ có tinh thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

Bảng 4.8 Lao động làm việc trong ngành du lịch xã Thuần Mỹ (2012- 2014) Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng (%) 2012 2013 2014 SL CC SL CC SL CC 12/13 13/14 BQ (người) (%) (người) (%) (người) (%)

Dịch vụ vận chuyển 78 11,30 198 20,06 234 19,45 153,85 18,18 86,01 Dịch vụ lưu trú 134 19,42 210 21,28 256 21,28 56,72 21,90 39,31 Dịch vụ tắm 256 37,10 293 29,69 332 27,60 14,45 13,31 13,88 Dịch vụ ăn uống 186 26,96 230 23,30 287 23,86 23,66 24,78 24,22 Dịch khác 36 5,22 56 5,67 94 7,81 55,56 67,86 61,71 Tổng số 690 100 987 100 1203 100 43,04 21,88 32,46

Mọi sự vận động và phát triển luôn kèm theo hai mặt của nó: một là tác động tích cực, hai là tác động tiêu cực. Ngày nay khi hoạt động du lịch được coi là một trong những nền tảng để phát triển kinh tế, gia tăng các dịch vụ du lịch, đời sống người dân nơi đây có nhiều thay đổi. Hoạt động du lịch du lịch diễn ra kéo theo các tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc, mại dâm…, mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến những sinh hoạt trước đây của người dân. Đây cũng là cũng là yếu tố không thể tránh khỏi, chính quyền địa phương cùng với người dân nơi đây cần có biện pháp làm giảm tối đa các tệ nạn, góp phần phát triển du lịch địa phương bền vững.

4.2.2 Tác động đến xã hội

4.2.2.1 Tác động đến văn hóa, lối sống

Văn hóa làng xã mang bản sắc của một lối sống cộng đồng là nơi mà quyền lợi của con người được gắn bó mật thiết với nhau và với quyền lợi của cộng đồng. Văn hóa làng xã được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã được chuẩn hóa từ lâu, được thể hiện bởi nền văn học dân gian phong phú, cuộc sống lễ hội sống động, về cảnh quan vật chất, văn hóa làng xã được thể hiện bằng cảnh quan của những con đường hàng tre, cây đa, mái đình cổ kính.

Trước những thay đổi về kinh tế- xã hội đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao, việc hội nhập và giao lưu và thông thương với nhiều người dân ở các vùng miền lân cận giúp cho người dân tiếp cận được với nhiều điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 63)

w