Kinh nghiệm phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 36)

- Nội dung yêu cầu đánh giá phát triển DLND nước khoáng nóng

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịc hở Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Thừa Thiên-Huế

Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch văn hóa, Thừa Thiên - Huế có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước trong hoạt động du lịch. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 10 - 11%/năm, thì Thừa Thiên - Huế có tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lượt khách. Theo thống kê, số lượt khách đến Huế với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngưỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lượt khách du lịch. Điều này chứng minh được giá trị và sức hấp dẫn của di sản Huế, đồng thời đây cũng là thước đo và căn cứ để ngành du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm, nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 17%/năm về lượt khách trong giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu cụ thể

được đề ra là đến năm 2015 ngành du lịch Thừa Thiên - Huế sẽ đón và phục vụ 2,5 triệu lượt khách, trong đó có từ 1 - 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự gia tăng, mở rộng của các ngành khác như: góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng nông phẩm, thủy sản; từng bước phục hồi các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch, trong chiến lược phát triển, ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã lựa chọn định hướng phát triển du lịch bền vững: phát huy thế mạnh du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái trên cơ sở khôi phục, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống Huế với các quan điểm chủ đạo sau đây:

Khai thác các tài nguyên văn hóa phục vụ du lịch phải gắn liền với công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử - văn hóa; hay nói cách khác, phát triển du lịch phải vì mục tiêu văn hóa. Đồng thời, việc bảo tồn di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, phải tính đến mối liên hệ giữa phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội của địa phương.

Phát triển du lịch văn hóa chú trọng chất lượng hơn là số lượng “vì một nền du lịch chất lượng hơn là một nền du lịch số đông”.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích và phát triển du lịch văn hóa.

Cần phải có nhận thức đầy đủ về du lịch văn hóa ở Huế. Huế không đơn thuần là một địa danh về mặt địa lý, mà Huế là một địa danh văn hóa, là tên gọi của một vùng văn hóa. Di sản Huế không chỉ có những thành quách, cung điện, lăng tẩm, đình chùa, mà còn có cả những giá trị lịch sử cách mạng, một kho tàng

văn hóa phi vật thể khổng lồ. Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của di sản Huế đòi hỏi phải có cách nhìn và cách ứng xử công bằng, khách quan cho từng loại giá trị để tiếp tục bảo tồn và phát huy chúng. Và điều không ai phủ nhận được đó là sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản Huế không chỉ thuộc về các cơ quan chuyên môn và quản lý mà còn là trách nhiệm người dân Huế, thông qua họ mà những cái hay, cái đẹp của văn hóa đến được với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Quảng Nam

Xu hướng hiện nay, khách du lịch thường chọn những điểm đến không bị ô nhiễm môi trường, có sự gắn kết với sinh thái tự nhiên. Do đó, du lịch bền vững đã được du khách quan tâm và tạo nên trào lưu du lịch mới.

Quảng Nam là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nằm trong nhóm phạm trù du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, trách nghiệm, làng quê...

Bên cạnh vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và bất động sản ven biển, Quảng Nam cũng hướng sự quan tâm đến các loại hình du lịch làng quê, sinh thái, homestay, thủ công mỹ nghệ mang những bản sắc riêng biệt và độc đáo. Trong thời gian qua, phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang đem lại cho Quảng Nam những hiệu quả rõ rệt trong cải thiện đời sống tại các làng, bản miền núi. Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam Giang tổ chức tại xã Ta Bhing không giống như các dự án du lịch cộng đồng đã được triển khai trước đây, dự án tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồng với việc kết nối nhiều thành phần tham gia. Dù mới triển khai thử nghiệm hơn một năm(từ 5/2012 đến 6/2013) nhưng đã có 20 đoàn với số lượng 260 khách chủ yếu là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan; tổng thu nhập của địa phương từ hoạt động du lịch này đạt hơn 93 triệu đồng.

Việc thành lập tổ hợp tác cùng tương trợ đã đem lại hiệu quả tích cực cho mô hình du lịch homestay Mỹ Sơn (thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Các hộ làm du lịch trong làng tham gia tổ hợp tác dựa trên tinh thần tự nguyện. Trước đây, khách du lịch đến Mỹ Sơn chỉ trong thời gian ngắn rồi về Hội An hoặc Đà Nẵng, không có gì trải nghiệm ngoài khu đền tháp Mỹ Sơn. Khi mô hình tổ hợp tác ra đời đã tạo điều kiện để du khách lưu trú tại làng du lịch cộng đồng, cùng dân trong làng nấu ăn, thưởng thức những món ăn truyền thống Quảng Nam, giao lưu với người dân địa phương để tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa. Đồng thời, qua đó giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Nằm trong khuôn khổ của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5, ngày 23/6/2013, Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Nam đưa làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn) và làng Đhơ Rồng (xã Ta Lu), huyện Đông Giang vào khai thác du lịch theo mô hình homestay. Cộng đồng dân tộc nơi đây với nụ cười thân thiện, mến khách cùng các sản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng… đã trở thành yếu tố thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

Kế tiếp những thành công trong việc phát triển du lịch ở các làng bản, cộng đồng dân tộc, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Làng du lịch sinh thái Đại Bình tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, cách thành phố Hội An 20 km. Làng Đại Bình sẽ là khu du lịch sinh thái kết hợp tham quan, tìm hiểu văn hóa truyền thống làng quê với quy mô 130 ha. Dự án này nhằm phát huy thế mạnh để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu bản sắc làng quê Việt, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống làng quê và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Đồng thời, dự án gắn với quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững, gắn kết các khu vực du lịch văn hóa – lịch sử Hội An, Duy Xuyên... Tổng mức kinh phí cho lập quy hoạch là hơn 1,7 tỷ đồng.

Việc hình thành các làng du lịch tại miền núi của Quảng Nam là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm giúp các địa phương phát huy tiềm năng du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho cư dân, phát triển kinh tế. Nguồn Viện phát triển du lịch Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh 2013.

Chương trình con đường xanh Tây Nguyên

Tổng cục Du lịch và các tỉnh Tây Nguyên đang phối hợp xây dựng chương trình du lịch "Con đường xanh Tây Nguyên" nhằm xây dựng một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù. Cùng với "Con đường di sản miền trung", chương trình sẽ từng bước gắn kết để tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn mang tính liên vùng giữa miền trung và Tây Nguyên.

"Con đường xanh Tây Nguyên" là chương trình đặc thù, nối liền các điểm du lịch nổi tiếng của năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông và Lâm Ðồng. Sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn này mang đậm bản sắc Tây Nguyên, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và du khách yêu thiên nhiên, ưa thích sự khám phá, mạo hiểm.

Cơ sở để hình thành và phát triển của chương trình là những giá trị sinh thái đa dạng và đặc trưng của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn và hệ thống cảnh quan đồi, núi, thác, ghềnh, sông, suối, hồ nước tuyệt đẹp còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ cùng các vườn cây ăn quả, vườn hoa, vườn cà phê, điều, hồ tiêu, rừng cao su bạt ngàn trên các triền đồi và bình nguyên bao la. Sức lôi cuốn còn thể hiện ở các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc như phong tục tập quán, trang phục, kiến trúc nhà cửa, các loại hình nghệ thuật truyền thống, trường ca, sử thi và những lễ hội dân gian đầy sinh động trong cộng đồng dân cư tại các buôn, làng trên cao nguyên.

Chương trình "Con đường xanh Tây Nguyên" có đủ những điều kiện thực tế thuận lợi để hình thành và phát triển, tạo không gian liên kết rộng lớn giữa các vùng, miền, nhất là trong điều kiện tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực Tây Nguyên đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam-2014)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w