Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 41)

- Nội dung yêu cầu đánh giá phát triển DLND nước khoáng nóng

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Qua thực tế phát triển du lịch văn hóa ở một số quốc gia như Nepa- Buta-Ấn Độ, Italia, Canada-Australia và một số địa phương trong nước, có thể thấy được những kinh nghiệm đối với việc phát triển du lịch như sau:

Thứ nhất: Để phát triển du lịch cần chú trọng công tác đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm giữ chân du khách ở lại lâu hơn.

Thứ hai: Xây dựng những loại hình sản phẩm du lịch mới kết hợp với những loại hình đang đưa vào khai thác để hấp dẫn du khách hơn, tăng thời gian lưu trú của du khách, bên cạnh đó cần có những chính sách ưu tiên để khuyến khích du khách ở lại tham gia vào các hoạt động du lịch

2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2( 1945), du lịch phát triển mạnh mẽ và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khảo sát, đánh giá về tiềm năng vè giải pháp các loại hình du lịch ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ từ sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, cải cách kinh tế (1986), đặc biệt trong những năm 1995 đến nay, du lịch và các công trình nghiên cứu về du lịch mới được quan tâ. Dưới đây là các công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch và du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng.

Nguyễn Minh Tâm (2011). “Xây dựng chiến lược kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở công ty du lịch công đoàn giáo dục”. Tác giả đi sâu tìm hiểu hoạt động chiến lược kinh doanh du lịch tại khu du lịch nghỉ dưỡng ở công ty du lịch công đoàn giáo dục; đưa ra tiềm năng, tình hình khai thác và quản lý du lịch nghỉ dưỡng. Thực trạng và giải pháp phát triển các dịch vụ tại khu du lịch nghỉ dưỡng ở công ty.

Nguyễn Thị Nụ (2012).’’Hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng tại xã Thuần Mỹ , huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.Tác giả đi sâu vào tìm hiểu các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng tại xã Thuần Mỹ; sau khi phân tích đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tác giả có những nhận định, đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng trên địa bàn xã.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên xã Thuần Mỹ

3.1.1.2 Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng

Xã Thuần Mỹ thuộc vùng đồi gò nằm ở phía Tây huyện Ba Vì cách trung tâm Hà Nội 70km về phía Bắc. Xã Thuần Mỹ có ranh giới địa lý như sau : Phía Bắc giáp xã Sơn Đà, phía Đông giáp xã Ba Trại và xã Sơn Đà, phía Nam giáp xã Minh Quang, phía Tây giáp sông Đà. Thuần Mỹ có vị trí khá đặc biệt: Chiều dài từ Bắc xuống Nam nằm ven bờ hữu hạ lưu sông Đà. Ngoài ra còn có hai bãi nổi giữa sông đó là: Bãi Vụng Chùa và bãi Mái Khoan. Nhìn chung Thuần Mỹ tương đối thuận tiện giao thông cả đường bộ và đường thuỷ.

Là xã thuộc vùng Trung du đồi gò nằm ở phía tây huyện Ba Vì, địa hình được chia làm 3 tiểu vùng rõ rệt: vùng bãi, vùng đồi gò, và vùng đồi núi. Địa hình tiếp giáp giữa vùng đồi gò,vùng đồi núi và vùng ven sông thấp dần từ phía Đông sang Tây

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết thuỷ văn

Thuần Mỹ nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt : mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,6°C, nhiệt độ cao nhất 38-40°C (tháng 6-7) thấp nhất 4-6°C (tháng 1-2). Độ ẩm tương đối trung bình 82-83%. Lượng mưa trung bình năm 1600-1800mm.Mùa hạ hướng gió chủ yếu là hướng đông nam chiếm 60- 70%. Tuy nhiên khi có giông bão vào các mùa hạ tốc độ gió có thể đạt tới 30-35 m/s, tuy gió mùa mùa đông có thể có gió giật tới 25m/s.

Xã thuần Mỹ có dòng sông Đà chảy theo hướng từ nam lên bắc có chiều dài khoảng 2,8km. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các hồ chứa nước lớn như : Mèo Gù, Đầm Thạch xá là nơi cung cấpnước mặt rất tốt cho sản xuất. Vào mùa mưa lũ nước sông Đà dâng lên cao, tốc độ dòng chảy lớn gây ra lũ lụt sạt lở đất ven sông. Vào mùa khô mức nước sông xuống thấp gây nên tình trạng thiếu nước sản xuất, đặc biệt là vùng bãi ven sông. Do ở vị trí sát sông Đà và gần núi nên ở Thuần Mỹ mức nước ngầm, nước mạch rất thuận lợi để nhân dân khai thác sử dụng trong sinh hoạt. Ngày 06/10/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 4927/QĐ-UBND phê duyệt dự án tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ. Dự án này đến năm 2015 sẽ hoàn thành, khi đó đoạn sông Tích đi qua xã Thuần Mỹ sẽ tạo ra cảnh quan đẹp, là tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - tắm nước khoáng nóng.

Với các đặc điểm khí hậu thời tiết thuỷ văn như trên, cho phép xã thuần Mỹ phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên đất : Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.240,54 ha, trong đó : Đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản 505,83 ha ( chiếm 44,77%) , Đất phi nông nghiệp 717,61 ha ( chiếm 57,85%) đất chưa sử dụng 17,1 ha ( chiếm 1,38%)

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt, nước ngầm ở Thuần Mỹ cũng khá dồi dào. Đặc biệt xã Thuần Mỹ được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước khoáng nóng trong lòng đất có trữ lượng vè chất lượng lớn đã được Bộ Tài nguyên thăm dò và kiểm định đánh giá.

Về nguồn nước tự nhiên của Sông Đà là vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nước sinh hoạt và cây trồng.

Về nguồn nước thứ hai, ngày 17 tháng 5 năm 2011 , dự án phục hồi sông Tích đã chính thức khởi công giai đoạn 1 tại xã Thuần Mỹ, đã sử dụng của xã

Thuần Mỹ gần 50ha đất , chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp nhưng sẽ tạo thêm một nguồn cung cấp nước mới để phục vụ cho toàn bộ các vùng cây trồng của địa phương được thuận lợi và làm một nhiệm vụ lớn cho Thủ đô Hà Nội

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã rất phong phú và đa dạng để phục vụ cho phát triển về nông nghiệp, du lịch và là trung tâm thu hút cac dự án của khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tạo nên một điểm nhấn của ba Vì và thủ đô hà Nội.

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 189,7ha. Trong đó có 70, 07 ha là rừng sản xuất, 119ha là rừng nguyên sinh do khu di tich K9 sử dụng số diện tích rừng này được bảo tồn đã tạo nên một danh lam thắng cảnh của một khu di tích lịch sử có tính giáo dục về lịch sử cũng như tâm linh. Ngoài ra trên đia bàn xã còn bảo tồn trên 20 cây đại thụ có độ tuổi từ 300 – 800 năm tạo nên một bộ sưu tập mang tính lịch sử của một vùng đất cổ.

Từ những tài nguyên đã mang lại một màu xanh, một môi trường trong sạch, một cảnh quan sinh thái và một thế mạnh riêng của xã Thuần Mỹ.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Thuần Mỹ

Dân số - lao động

Đến cuối năm 2014 số dân của xã Thuần Mỹ là 6745 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 5456 khẩu, chiếm 80,89%. Điều này cho thấy nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của xã.

Qua bảng 3.1 ta thấy trong ba năm từ 2012-2014 số nhân khẩu bình quân trên môt hộ lần lượt là 4,06; 4,03; 4,00.

Qua bảng 3.1 cho ta thấy số hộ thuần nông đang có xu hướng giảm dần với tốc độ chậm với tăng trung bình trong 3 năm chỉ 0,73%/ năm và qua 3 năm với cơ cấu lần lượt là 76,05%; 72,65%; 67,58%. Trong khi đó, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh qua các năm với tốc độ bình quân 3 năm là tương đối cao 24,32%. Như vậy cùng với xu hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ tăng lên và chiếm vai trò không nhỏ trong cơ cấu ngành của địa phương.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua các năm đang có xu hướng giảm dần với tốc độ khá nhanh, tốc độ giảm bình quân qua ba năm là 3,46. Năm 2012, lao động nông nghiệp là 2613 người, chiếm 65,54% trong tổng lao động của xã; năm 2013 là 2500 người chiếm 58,59% giảm 4,32% so với năm 2012; đến năm 2014 lao động nông nghiệp còn 2435 người giảm 2,60% so với năm 2013. Lao động thương mại – du lịch và lao động CN-TCN-Xây dựng ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành. Trong đó lao động thương mại – dịch vụ năm 2012 là 1053 người chiếm có 40,30%, năm 2013 lực lượng này là 1237 người chiếm 28,09%, và con số này đã lên tới 1465 người chiếm 33,63% vào năm 2014 và trung bình mỗi năm tăng 8,78%. Lao động này ngành càng tăng nhanh do đây là hoạt động mang lại thu nhập cao hơn các ngành khác và hoạt động du lịch tại xã Thuần Mỹ đang được mở rộng khai thác và điều này đã cung cấp việc làm tại chỗ cho một bộ phận lớn dân cư trong xã, tạo thu nhập tương đối ổn định. Lao động bình quân trên mỗi hộ lần lượt qua ba năm là 2,7; 2,69; 2,58.

Bảng 3.1: Tình hình dân số- lao động của xã Thuần Mỹ (2012 – 2014)

Chỉ tiêu VT

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng (%)

SL CC

(%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Khẩu 6000 100 6400 100 6745 100 6,67 5,39 6,03

1. Khẩu nông nghiệp Khẩu 5513 91,88 5538 86,53 5456 80,89 0,45 -1,48 -0,51

2. Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 487 8,12 862 13,47 1289 19,11 77,00 49,54 63,27

II. Tổng số hộ Hộ 1478 100 1587 100 1687 100 6,63 7,04 6,84

1. Hộ NN Hộ 1124 76,05 1153 72,65 1140 67,58 2,58 -1,13 0,73

2. Hộ phi NN Hộ 354 23,95 434 27,35 547 32,42 22,60 26,04 24,32

III. Tổng số lao động Người 3987 100 4267 100 4356 100 7,02 2,09 4,55

1. Nông nghiệp Người 2613 65,54 2500 58,59 2435 55,90 -4,32 -2,60 -3,46

2. CN-TTCN-Xây dựng Người 321 12,28 530 12,42 456 10,47 65,11 -13,96 25,57

3. Thương mại – du lịch Người 1053 40,30 1237 28,99 1465 33,63 17,47 0,10 8,78

IV. Chỉ tiêu đánh giá

1. Nhân khẩu/hộ 4,06 4,03 4,00 -0,66 -0,86 -0,76

2. Lao động/hộ 2,70 2,71 2,58 0,37 -4,63 -2,13

4. Tỷ lệ hộ nghèo % 6,30 5,90 4,60 -6,31 -22,03 -14,17

* Tình hình sử dụng đất đai của xã (bảng 3.2)

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1240,54 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của xã đang có xu hướng giảm dần qua các năm chiếm 31,42% năm 2014. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp biến động giảm với tốc độ bình quân là 8,18%. Năm 2013 giảm 11,07% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 5,28% so với năm 2013. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nhân khẩu khá thấp. Đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Trong đất phi nông nghiệp thì đất song suối mặt nước chiếm phần lớn với 59,84% năm 2014. Đặc biệt, đất du lịch đang có xu hướng mở rộng qua các năm với tốc độ bình quân trong 3 năm là 77,23%. Có thể thấy chính quyền địa phương đã có kế hoạch nhằm tận dụng hết tiềm năng du lịch ở địa phương

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thuần Mỹ (2012 – 2014) Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng (%)

DT CC DT CC DT CC 12/13 13/14 BQ

Ha (%) Ha (%) Ha (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1240,54 100 1240,54 100 1240,54 100

I. Đất nông nghiệp 462,67 37,30 411,45 33,17 389,74 31,42 -11,07 -5,28 -8,18 1. Đất sản xuất nông nghiệp 379,02 81,92 322,80 78,45 301,09 79,56 -14,83 -6,73 -10,78

2. Đất lâm nghiệp 57,07 12,33 57,07 13,87 57,07 14,64 0,00 0,00 0,00

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 26,58 5,74 31,58 7,68 31,58 8,10 18,81 0,00 9,41

II. Đất phi nông nghiệp 777,87 62,70 829,09 66,83 850,80 68,58 6,58 2,62 4,6

1. Đất ở 49,22 6,33 53,22 6,42 55,32 6,50 8,13 3,95 6,04

2. Đất chuyên dung 214,56 27,58 223,28 26,93 225,39 26,49 4,06 0,95 2,51 3. Sông suối và mặt nước 489,09 62,88 509,09 61,40 509,09 59,84 4,09 0,00 2,05

4. Đất khu du lịch 17,00 2,19 35,00 4,22 52,00 6,11 105,88 48,57 77,23

4. Đất nghĩa trang 8,00 1,03 8,50 1,03 9,00 1,06 6,25 5,88 6,07

V. Chỉ tiêu bình quân

Đất nông nghiệp/khẩu 0,077 0,064 0,058 -16,88 -9,38 -13,13

Đất tự nhiên/ khẩu 0,207 0,194 0,184 -6,28 -5,15 -5,72

Tình hình cơ sở hạ tầng của xã

Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triể kinh tế và phục vụ đời sống cho nhân dân nói chung và đẩy mạnh hoạt động du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng này Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thuần Mỹ có những chủ trương phát triển cơ sơ hạ tầng của xã, chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng những văn bản pháp luật đã được nhà nước và UBND thành phố Hà Nội phê duyệt trong dự án xây dựng nông thôn mới của xã Thuần Mỹ

Hệ thống giao thông: được chia làm hai loại đó là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội. Giao thông đối ngoại của xã Thuần Mỹ đó là tuyến đường 413 nối từ đê đại hà Thuần Mỹ đến tỉnh lộ 87, tuyến đường này có vai trò quan trọng trong môi liên hệ giữa xã Thuần Mỹ với các khu vực khác. Là một trục động lực góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của xã. Tổng chiều dài đoạn đi qua xã Thuần Mỹ là 2,5km có kích thước B mặt là 6m, B nền là 8- 10m, mặt đường bê tông nhựa át phan chất lượng còn khá tốt. Giao thông đối nội là đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 22,3km mặt đường rộng từ 3-5m rộng nền từ 6m đến 6,5m đã được bê tông hoá 100% từng bước xây dựng nông thôn mới, còn lại là 17,8km là đường được dùng làm rãnh thoát nước. Đường liên thôn dài 21,62km rộng mặt 4m rộng nền 6m, đã bê tông hoá được 7,46km còn lại là 14,16km làm rãnh thoát nước. Đường xóm ngõ dài 17,69km mặt đường từ 2m –3,5m , trong đó có trong 11.31km đang được sử dụng tốt và 5,38km là đường đã xuống cấp. Đường trục chính nội đồng dài 13,91km rộng mặt từ 3-5m rộng nền 6m đã được đầu tư nâng cấp bê tông hoá.

Hệ thống điện: Lưới điện của xã được cung cấp từ đường dây 10KV chạy qua địa bàn xã. Toàn xã có 5 trạm biến áp trong đó vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ các trạm bơm tưới tiêu trên địa bàn xã.

Đường dây hạ thế: Tổng chiều dài đường dây tải điện là 27,6km gồm 3 km đường cao thế và 24,6km hạ thế, Tại các đường trục thôn từ thôn 3 đến thôn 5 đã có hệ thống chiếu sáng công cộng .

Hệ thống thuỷ lợi: Hiện tjai toàn xã có 2 trạm bơm tưới nằm tại thôn 6 một trạm có công suất 2000m³/h, thôn 1 co một trạm công suất 940m³/h. Kênh mương do xã quản lý có 17,822km đã kiên cố hoá 0,995km , toàn bộ đã xuống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của phát triển du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng đến đời sống của người dân trên địa bàn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w