1.1 Kiểm tra bằng mắt
- Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc ắc quy. Điều đó có thể làm rò rỉ dung dịch điện phân. Nếu bị, thay bình ắc quy.
- Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết.
- Kiểm tra sự ăn mòn ở cọc ắc quy, chất bẩn và acid trên mặt ắc quy. Nếu các cọc bị ăn mòn nghiêm trọng phải sử sụng chổi kim loại.
- Kiểm tra giá giữ ắc quy và siết lại khi cần.
- Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong ắc quy. Nhìn từ bên ngoài hay mở nắp. Thêm vào nước cất khi cần, đừng đổ tràn.
- Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờ hay biến màu không, nguyên nhân là do quá nạp và dao động. Thay thế bình ắc quy nếu đúng vậy.
Hình 11: Kiểm tra bằng mắt
Tình trạng sạc của ắc quy có thể dễ dàng kiểm tra bằng một trong những cách sau:
Kiểm tra tỉ trọng
Kiểm tra điện áp hở mạch
Hình 12. Kiểm tra điện áp hở mạch
• Bật đèn đầu lên pha trong vài phút để loại bỏ nạp bề mặt. • Tắt đèn đầu và nối đồng hồ qua hai cực của bình ắc quy
• Đọc giá trị điện áp. Một bình ắc quy được nạp đầy có giá trị 12.6 V. Ngược lại một bình ắc quy đã hỏng điện áp là 12V.
1.3 Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy
Khi kiểm tra tình trạng sạc của bình ắc quy, không cho chúng ta biết được khả năng cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng
chịu tải nặng của ắc quy cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc quy.
Hình 13. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng
Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình ắc quy. Dung lượng bình ắc quy ghi trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps) hay AH (Amp-Hour).
Qui trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng:
• Lắp đặt bộ thử tải
• Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 3 lần AH hay một
nửa CCA
• Nếu điện áp đọc được là
• 9.6V hay cao hơn, bình ắc quy còn tốt
• 9.5V hay thấp hơn, bình ắc quy có khiếm khuyết và cần thay
KẾT LUẬN
Bài báo cáo giúp em hiểu dõ hơn về một số vấn đề sau :