Chất điện phân

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đồ án “NGHIÊN CỨU MÁY KHỞI ĐỘNG ” (Trang 37)

II. Cấu tạo hoạt động của ắcquy

1.1.2Chất điện phân

Chất điện phân trong bình ắc quy là hỗn hợp 36% acid sulfuric (H2SO4) và 64% nước cất (H2O). Dung dịch điện phân trên ắc quy ngày nay có tỷ trọng là 1.270 (ở 200 C) khi nạp đầy. Tỷ trọng là trọng lượng của một thể tích chất lỏng so sánh với trọng lượng của nước với cùng một thể tích. Tỷ trọng càng cao thì chất lỏng càng đặc.

1.2 Vỏ ắc quy

Vỏ ắc quy giữ các điện cực và các ngăn riêng rẽ của bình ắc quy. Nó được chia thành 6 phần hay 6 ngăn. Các bản cực được đặt trên các gờ đỡ, giúp cho các bản cực không bị ngắn mạch khi có vật liệu hoạt tính rơi xuống đáy ắc quy. Vỏ được làm từ polypropylen, cao su cứng, và plastic. Một vài nhà sản xuất làm vỏ ắc quy có thể nhìn xuyên qua để có thể nhìn thấy được mực dung dịch điện phân mà không cần mở nắp ắc quy. Đối với loại này thường có hai đường để chỉ mực thấp (lower) và cao (upper) bên ngoài vỏ.

Hình 5.Vỏ ắc quy Hình 6.Nắp thông hơi Hình 7. Dãy nắp thông hơi

1.3. Nắp thông hơi

Nắp thông hơi chụp trên các lỗ để thêm dung dịch điện phân. Nắp thông hơi được thiết kế để hơi acid ngưng tụ và rơi trở lại ắc quy và cho phép hydrogene bay hơi.

1.4. Cọc ắc quy

Có 3 loại cọc bình ắc quy được sử dụng, loại đỉnh, loại cạnh và loại L. Loại trên đỉnh thông dụng nhất trên ô tô. Loại này có cọc được vát xiêng. Loại cạnh là loại đặc trưng của hãng General Motors, loại L được dùng trên tàu thuỷ.

Hình 8.Cọc ắc quy

Đầu kẹp ắc quy:

Đầu kẹp cáp của ắc quy có thể làm bằng thép hoặc chì tuỳ thuộc vào nhà chế tạo.

Hình 9.Kí hiệu cọc ắc quy – đầu kẹp ắc quy

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đồ án “NGHIÊN CỨU MÁY KHỞI ĐỘNG ” (Trang 37)