Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng phân tích tính hình tài chính tại công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội (Trang 39 - 44)

Tài sản là biểu hiện bằng hiện vật của vốn, vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản. Đối với một doanh nghiệp sản xuất tỷ lệ VCSH phải lớn hơn 50% và đủ khả năng tài trợ cho TSDH của công ty. Có như vậy thì tình hình tài chính mới được coi là bình thường

d1)Đánh giá chung hiệu quả sử dụng VCSH

VCSH là nguồn vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu tư vào công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh và mong muốn đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc sử dụng VCSH có hiệu quả là một việc vô cùng quan trọng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay DTT = của VCSH VCSH bình quân 1,91 2,66 0,75 39,2 2.Sức sinh lời LNST = của VCSH VCSH bình quân 0,119 0,132 0,013 10,9

Bảng 13: đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH

Chỉ tiêu (1) cho biết, năm 2007 VCSH của công ty quay được 1,91 vòng, năm 2008 là 2,66 vòng tăng 0,75 vòng tương ứng là 39,2%.

Chỉ tiêu (2) cho biết công ty đầu tư 1đồng VCSH năm 2007 thu được 0,119 đồng LNST, năm 2008 thu được 0,132 đồng LNST tăng 0,013 đồng tương ứng là 10,9%.

Qua hai chỉ tiêu trên , ta thấy hiệu quả sử dụng vốn sở hữu đang có xu hướng tăng cao. Công ty cần có thêm các biện pháp để tăng cao hơn nữa sức sinh lời của VCSH.

d2) Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng VCSH và đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo quan hệ giữa tổng tài sản và VCSH thì đòn bẩy tài chính cho biết tỷ lệ tài trợ tài sản của VCSH là cao hay thấp. Trị số của đòn bẩy tài chính tính theo cách này càng cao tức là nợ phải trả càng lớn, chứng tỏ mức tài sản đầu tư bằng VCSH càng thấp và ngược lại. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, trị số này càng lớn càng làm cho suất sinh lời của VCSH càng lớn.

Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính =

Vốn chủ sở hữu

Với các số liệu đã cho thì chỉ tiêu đòn bẩy tài chính năm 2007 là 1,48 và năm 2008 là 1,72 tăng 0,24 tương ứng 16,2%. Như vậy, tỷ trọng VCSH của công ty đã giảm và thay vào đó là sự tăng lên của khoản nợ phải trả. Mặc dù tỷ lệ VCSH luôn lớn hơn 50%, nhưng công ty vẫn cần phải xem xét lại các khoản nợ của mình và cân đối sao cho phù hợp giữa VCSH và nợ phải trả.

Xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến sức sinh lời của VCSH, ta thấy: Sức sinh lời của VCSH = Đòn bẩy tài chính* Sức sinh lời của tài sản(ROA) Đòn bẩy tài chính tăng 0,24 làm cho ROE tăng .

ROA tăng 0,01 làm cho ROE tăng .

Do vậy, muốn tăng sức sinh lời của VCSH(ROE), chúng ta phải đòng thời tăng cả hai yếu tố ROA và đòn bẩy tài chính.

2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro kinh đoanh cơ bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ. Các doanh nghiệp luôn gánh chịu phần rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và đó là rủi ro kinh doanh. Bằng việc sử dụng các khoản nợ, doanh nghiệp đã tập trung rủi ro kinh doanh của nó vào chủ sở hữu.

Rủi ro tài chính thường xuất hiện khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Vì thế, để nhận diẹn dấu hiệu rủi ro tài chính ta thường căn cứ vào các nhóm chỉ tiêu sau:

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Căn cứ vào bảng 6, ta có nhận xét: cả hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tổng quát đều có xu hướng giảm trong năm. Dấu hiệu rủi ro tài chính có nguy cơ xuất hiện.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phải thu nợ

Vòng quay của các khoản phải thu là tương đối dài, do vậy khả năng doanh nghiệp sẽ tồn tại nhiều nợ quá hạn, vốn bị chiếm dụng nhiều. Doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách thanh toán hợp lý, nhạy bén để dễ dàng thu hồi được vốn. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

ROA và ROE của công ty đều có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng Về vốn, như ta đã biết nguồn vốn của công ty được chia làm hai nguồn là nợ phải trả và VCSH. Nguồn VCSH này được tài trợ chủ yếu bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tỷ trọng của VCSH so với tổng nguồn vốn năm 2008 là 57,98%. Điều này

khẳng định khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất cao, VCSH không chỉ đủ mà còn thừa để tài trợ cho TSDH.

Tóm lại: Khi phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội, ta thấy rằng:

- Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng là một dấu hiệu tốt. Điều này chứng tỏ rằng khi quy mô tăng, năng lực sản xuất tăng công ty sẻ có đủ khả năng đáp ứng được những hợp đồng lớn, điều này tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty.

- Hệ số tài trợ và tự tài trợ đều cao chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty là lơn.

- Hiệu quả sử dụng tài sản và VCSH của công ty có xu hướng tăng, chứng tỏ công ty đã năng động và dần tìm được lối đi đúng đắn cho riêng mình.

Tuy nhiên hiệu quả sử dụng TSNH chưa tốt, đặc biệt là HTK. Lượng HTK trong năm tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng phân tích tính hình tài chính tại công ty cổ phần chế tạo máy biến thế Hà Nội (Trang 39 - 44)