Về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)

2013

4.2.7.5.Về khoa học công nghệ

Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Từ thực tế nghiên cứu ở xã Nguyên Phúc đại đa số các nông hộ

sản xuất do trình độ văn hoá thấp nên họ không hiểu biết và nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc rất ít ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình. Ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên việc áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác.

Trong năm qua xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Mặc dù chưa đạt được thành tựu gì lớn, song đây mới là bước đầu, ban khuyến nông xã cần thực tế hơn, tổ chức nhiều cuộc họp mặt để trao đổi những kinh nghiệm giữa hộ nông dân với những người làm ăn giỏi trong xã, trong vùng có như vậy mới tạo được lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất.

4.2.7.6. Vấn đề cơ sở hạ tầng

- Về hệ thống thuỷ lợi: Suối là nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất trồng trọt của xã, địa hình của xã phức tạp nên hệ thống kênh mương còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, hiện tượng thiếu nước sản xuất thường xuyên xảy ra, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất của người dân

- Về giao thông: Chất lượng đường đã xuống cấp, ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của người dân trong xã. Các đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hoá, nhựa hoá nhưng vẫn còn một số thôn đường đi lại rất khó khăn. Song một số đoạn đường rải đá đang có hiện tượng xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong xã.

- Về hệ thống điện: Sự cung ứng điện là tương đối tốt, 100% số hộ trong xã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định giúp các hộ trong xã yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nắm bắt được thông tin văn hoá xã hội, thông tin về thị trường thông qua các phương tiên nghe nhìn.

Vì cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện để góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế hộ của xã đi lên. Do đó chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về phát triển cơ sở hạ tầng.

4.3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc

4.3.1. Đánh giá chung v kinh tế h ti xã Nguyên Phúc

4.3.1.1. Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc

* Thuận lợi

- Các hộ khá có diện tích đất đai canh tác khá lớn, cả về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất vườn để xây dựng chuông trại. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Các hộ có tiềm lực về vốn, nguồn lao động nên có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Ở nhóm hộ khá có trình độ học vấn cao nên việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất nhạy bén. Có khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt, luôn có hướng đi đúng đắn trong kế hoạch, đầu tư sản xuất.

- Hộ trung bình những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: diện tích đất canh tác khá lớn, nguồn lao động dồi dào. Được sự quan tâm của nhà nước nên được vay vốn sản xuất với thủ tục đơn giản và lãi suất thấp vì vậy nhóm hộ này đã có thêm nguồn vốn để sản xuất. Nhóm hộ này cũng có trình độ học vấn khá cao, nắm bắt thị trường nhanh, luôn có hướng đúng trong đầu tư sản xuất. Hiện nay có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao hơn giống cũ nên người dân có thể dễ dàng lựa chọn những loại phù hợp với điều kiện nuôi trồng của gia đình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Hộ nghèo nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước, các tổ chức phi chính phủ như: vốn, máy móc, thiết bị sản xuất, tham gia các lớp học, trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp

* Khó khăn

- Ở nhóm hộ khá chi phí đầu vào cho sản xuất cao trong khi đầu ra luôn gặp bấp bênh, giá cả thấp, không ổn định. Nguồn cung ứng vật tu trên địa bàn còn hạn hẹp, chưa chất lượng. Là địa hình núi đá, thời tiết có mùa khắc nghiệt, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Ở nhóm hộ trung bình chi phí đầu vào trong sản xuất cao trong khi giá thành sản phẩm bán ra lại thấp, giá cả và thị trường không ổn định. Dù đã nắm bắt được thị trường nhưng họ vẫn chưa thật sự nhạy bén, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa hiệu quả, nguồn cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn còn rất ít, các hộ chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, họ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp

- Ở nhóm hộ nghèo các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác ít, số người người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, hầu hết nhóm hộ nghèo sản xuất măng tính tự cung tự cấp, họ thiếu vốn trong đầu tư sản xuất kinh tế. Trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, thiếu quyết đoán, không mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất thấp dẫn tới thu nhập cũng thấp, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

4.3.1.2. Những vấn đềđặt ra trong phát triển kinh tế hộ xã Nguyên Phúc

- Quy mô đất đai của nông hộ còn nhỏ và manh mún, thiếu tập trung, chưa hoàn hiện việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân

- Thiếu việc lúc nông nhàn dẫn đến thu nhập của nông hộ giảm xuống và tệ nạn xã hội trong nông thôn gia tăng.

- Trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, xét trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm phần lớn.

- Tình trạng thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật đang tồn tại ở phần lớn các nông hộ.

- Thị trường kém phát triển đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân.

4.3.2. Định hướng và mt s gii pháp ch yếu phát trin kinh tế hNguyên Phúc Nguyên Phúc

4.3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ xã Nguyên Phúc

- Phát huy vai trò kinh tế hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích nông hộ làm giàu, biến mỗi hộ trở thành một cơ sở sản xuất hàng hoá.

- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của các hộ trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây con, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển các ngành phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Góp phần giải quyết lao động thiếu việc làm, dư thừa trong xã để tăng nguồn thu nhập cho nông hộ.

- Tận dụng các thế mạnh có sẵn ở địa phương như đất đai, tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, cần có chính sách để giải quyết tốt nhằm phát triển kinh tế hiệu quả.

- Bước đầu hình thành mở rộng các chính sách về giá cả hàng hóa cho người dân địa phương không bị rơi vào cảnh được mùa mất giá.

- Bước đầu tiến hành tích tụ ruộng đất giữa các thành viên trong hộ, làm cơ sở nền tảng cho quá trình tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

4.3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Nguyên Phúc

* Giải pháp cho nhóm hộ khá: Đối với các nhóm hộ này có tiềm năng về đất đai, nguồn vốn, trình độ văn hóa cũng cao hơn nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật nhanh vì vậy các nhóm hộ trong nhóm này phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như

phẩm chất nông sản. Mở rộng các hình thứ buôn bán hàng hóa dịch vụ, các cơ sở xay sát cần trang bị nhiều loại máy móc hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường phục vụ cho các hộ tại địa phương.

*Giải pháp cho nhóm hộ trung bình: Đây là các hộ có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế tuy nhiên họ chưa mạnh dạn đầu tư và sản xuất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủ động trong việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học nông nghiệp như sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc chúng. Với các hộ này cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề về vốn, các hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian tới.

*Giải pháp cho nhóm hộ nghèo: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng tính chất giống cây trồng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, xu hướng thị trường, đa dạng hóa cây trồng để thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích vừa canh tác vừa để cải tạo đất. Tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các nhóm hộ khá, trung bình tại địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tập trung phát triển quy mô đàn gia súc cải thiện hệ thống chuồng trại, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi vừa tránh lãng phí lại tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Đầu tư mua con giống mới có năng suất cao nuôi với quy mô lớn hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi như thụ tinh nhân tạo, phát triển đàn gia cầm thả vườn theo hình thức bán chăn thả.

4.3.2.3. Những giải pháp chung phát triển kinh tế nông hộ tại xã Nguyên Phúc * Giải pháp vềđất đai * Giải pháp vềđất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng đất hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, phân bố không đồng đều

vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện chủ trương mới về ruộng đất, giao đất, rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm vào sản xuất.

Đất nông nghiệp chưa được sử dụng một cách hiệu quả, và khai thác triệt để còn nhiều diện tích bỏ hoang. Vì vậy cần phải đầu tư chăm bón cây trồng hợp lý và phù hợp với từng loại đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và bảo vệ đất một cách bền vững, mặt khác cần khai thác triệt để những vùng đất còn bỏ hoang để tăng diện tích canh tác cho người dân.

* Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, chi phí đầu vào, vật tư để tiến hành sản xuất vì vậy các giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với các hộ nông dân vì vốn chính là chìa khóa cho người dân phát triển sản xuất mang lại thu nhập cao có thể cải thiện được cuộc sống gia đình của nông hộ.

Về phía Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Việc cho vay vốn phải xác định được đúng đối tượng được vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng.

Về phía nông hộ trước tiên phải biết cách huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và quan trọng là xác định được kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn đó cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả đồng vốn là cao nhất.

* Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, kiến thức về thâm canh, về khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, các buổi tập huấn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, từ đó giúp nông dân có sự chuyển

biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với cơ chế thị trường, xoá bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để tạo điều kiện cho người dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tận tụy, sát thực tiễn, giám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương cách chỉ đạo tập chung, được nông dân tín nhiệm.

* Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại mang hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế cần tạo điều kiện để người dân được tiến hàng sản xuất kinh doanh áp dụng khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là giống những cây con đặc sản. Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch.

Đối với những hộ có tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vào một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

* Mở rộng thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Nguyên Phúc nói riêng. Khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần có các giải

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)