Kết quả sản xuất cho trồng trọt

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)

2013

4.2.5.1.Kết quả sản xuất cho trồng trọt

Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, để giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích bình quân cho một hộ/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa và hoa màu. Cây lúa là cây trồng chủ yếu của nông hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập và ổn định hơn so với các ngành

khác.

Trong đó nhóm hộ trung bình và hộ khá có năng xuất cao hơn do hộ có mức

đầu tư chi phí tốt hơn, bón phân hợp lý hơn, biết chọn giống phù hợp với chất đất. Với giá bán bình quân 7000 đồng/kg lúa thì giá trị sản xuất của hộ thu từ lúa của nhóm hộ khá trong một năm là 92.400 nghìn đồng/năm, nhóm hộ trung bình là 220.500 nghìn đồng/năm, nhóm hộ nghèo là 29.120 nghìn đồng/năm.

Đối với hoa màu là cây ngô, năng suất của nhóm hộ khá cao hơn 2 nhóm còn lại do được đầu tư nhiều hơn. Với giá bán là 6000 đồng/kg thì nhóm hộ khá thu được 26.100 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 61.320 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo là 11.340 nghìn đồng.

Nhìn chung trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì nhóm hộ khá lớn hơn 2 nhóm hộ còn lại, đạt 9.115 nghìn đồng/năm, nhóm hộ trung bình đạt 7.416 nghìn đồng/năm, nhóm hộ nghèo 4.495 nghìn đồng/năm.

Bảng 4.11: Kết quả sản xuất trồng trọt của nhóm hộ năm 2013

Diễn giải ĐVT Theo nhóm hộ Hộ khá (n=13) Hộ Trung bình (n=38) Hộ nghèo (n=9) I. Lúa 1. Diện tích sào 66 175 26

2. Năng suất Kg/sào 200 180 160

3. Sản lượng kg 13,200 31,500 4,160

4. Giá bán 1000đ 7 7 7

5. Thành tiền 1000đ 92.400 220.500 29.120

6. Bình quân/hộ 1000đ 7.107 5.802 3.235

II. Hoa màu

1. Diện tích Sào 29 73 14

2. Năng suất Kg/sào 150 140 135

3. Sản lượng Kg 4,350 10,220 1,890 4. Giá bán 1000đ 6 6 6 5. Thành tiền 1000đ 26.100 61.320 11.340 6. Bình quân/hộ 1000đ 2.000 1.613 1.260 III. Tổng 118.500 281.820 40.460 IV.Tổng bình 9.115 7.416 4.495

quân/hộ

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 4.2.5.2. Kết quả sản xuất cho chăn nuôi

Qua điều tra cho thấy chăn nuôi lợn thịt hầu hết tập chung nhiều ở nhóm hộ khá, trung bình vì họ có vốn đầu tư cho nguồn thức ăn, nhiều hộ khá chăn nuôi với quy mô trang trại lớn, nhóm hộ nghèo chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Bảng 4.12: Kết quả sản xuất chăn nuôi của nhóm hộ điều tra năm 2013

Diễn giải ĐVT Phân theo nhóm hộ Hộ khá (n=13) Hộ trung bình (n=38) Hộ nghèo (n=9) I. Lợn thịt 1. Số con/năm Con 339 285 40 2.Trọng lượng bình quân/con Kg 85 85 80 3. Năng suất Kg 28,815 24,225 3,200 4. Giá bán hơi 1000đ/kg 40 40 40 5. GTSX (GO1) 1000đ 1.152.600 969.000 128.000 6. Bình quân/hộ 1000đ 88.661 25.500 14.222 II. Gia cầm 1. Số con/năm Con 315 980 143 2. Trọng lượng bình quân/con Kg 1.8 1.8 1.5 3. Năng suất Kg 567 1.764 214,5 4. Giá bán 1000đ/kg 80 80 80 5. GTSX (GO2) 1000đ 45.360 141.120 17.160 6. Bình quân/hộ 1000đ 3.489 3.710 1.906 III. Tổng GTSX CN/hộ 1000đ 1.197.960 1.110.120 145.160 Tổng GTSX Bình quân/hộ 1000đ 92.150 29.213 16.128

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đối với lợn thịt mỗi năm nhóm hộ khá cho xuất chuồng là 339 con trọng lượng bình quân mỗi con là 80 - 85 kg, có trọng lượng bình quân/con là cao hơn nhóm hộ nghèo, với giá bán trung bình 40 nghìn đồng/kg thịt hơi. Từ đó xác định được GTSX từ lợn thịt là 88.861 nghìn đồng đối với nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình là 25.500 nghìn đồng và với nhóm hộ nghèo là 14.222 nghìn đồng/hộ trong năm.

Đối với chăn nuôi gia cầm các nông hộ vẫn chủ yếu là nuôi gà thả vườn, số đàn gia cầm của nhóm hộ khá là 315 con, trọng lượng mỗi con khoảng 1,8 kg/con với giá bán bình quân là 80 nghìn đồng/1kg, ở nhóm hộ trung bình là 980 con và nhóm hộ nghèo là 143 con. GTSX từ chăn nuôi gia cầm của nhóm hộ khá là 45.360 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 141.120 nghìn đồng và của nhóm hộ nghèo là 17.160 nghìn đồng.

Tổng GTSX bình quân/hộ của nhóm hộ khá là 92.150 nghìn đồng/năm, nhóm hộ trung bình là 29.213 nghìn đồng/năm, nhóm hộ nghèo là 16.128 ngìn đồng/năm. Có thể thấy hộ khá chăn nuôi với quy mô lớn đầu tư cao, nuôi 2 lứa/năm, còn hộ trung bình và hộ nghèo 1 lứa/năm.

Ngoài 2 loại phổ biến trên một số hộ còn chăn nuôi một số vật nuôi khác như trâu, bò, cá,... những con vật này chủ yếu để phục vụ đời sống sản xuất hàng ngày không có tính sản xuất.

4.2.5.3. Kết quả sản xuất phi nông nghiệp của nhóm hộđiều tra năm 2013

Những năm gần đây hoạt động phi nông nghiệp tương đối phát triển, đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập nông hộ. Loại hình sản xuất phổ biến đó là ngành dịch vụ buôn bán, kinh doanh hàng hóa. Đối với ngành dịch vụ phải có lượng vốn lớn, khả năng kinh doanh của chủ hộ. Khi giao thông càng thuận lợi, thu nhập người dân càng cao thì loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng.

Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng thu nhập từ dịch vụ là khá cao, nhóm hộ

khá có nguồn thu nhập là 27.153 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 24.157 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo là 11.890 nghìn đồng thấp hơn so với 2 hộ trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.13: Kết quả sản xuất phi nông nghiệp của nhóm hộ năm 2013

(ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Theo nhóm hộ Hộ khá (n=13) Hộ trung bình (n=38) Hộ nghèo (n=9) I. Dịch vụ 1. Dịch vụ bán hàng 79.000 53.000 0 2. Dịch vụ khác (say xát, sửa chữa) 31.000 80.000 0

II.Nghề khác (làm thuê, tiền lương, trợ cấp)

243.000 785.000 107.000

Tổng 353.000 918.000 107.000

Tổng BQ/hộ 27.153 24.157 11.890

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

4.2.5.4. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm hộđiều tra năm 2013 điều tra năm 2013

Qua một năm hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với các khoản chi phí

và công sức mà người dân bỏ ra họ cũng thu được những kết quả nhất định, được thể hiện trong bảng 4.14.

Qua bảng số liệu ta thấy được rằng các nhóm hộ trong quá trình sản xuất của mình họ bỏ ra số chi phí khác nhau nên doanh thu, lợi nhuận mà họ thu được cũng có sự chênh lệch nhau, ở nhóm hộ khá họ bỏ ra nhiều chi phí hơn nên lợi nhuận thu lại cao hơn, cụ thể tổng lợi nhuận của nhóm hộ khá là 52.895 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình là 20.720 nghìn đồng, nhóm hộ nghèo là 13.286 nghìn đồng.

Bảng 4.14: Chi phí, nguồn thu, lợi nhuận của nhóm hộ điều tra năm 2013 (ĐVT: 1000đ) Diễn giải Nhóm hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Chi phí Trồng trọt 2.735 2.464 1.587 Chăn nuôi 45.635 13.445 5.750 Tổng 48.370 15.909 7337 Nguồn thu Trồng trọt 9.115 7.416 4.495 Chăn nuôi 92.150 29.213 16.128 Tổng 101.265 36.629 20.623 Tổng lợi nhuận 52.895 20.720 13.286

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

4.2.6. Tng thu nhp bình quân và cơ cu sn xut ca nhóm hđiu tra

Dựa vào bản 4.15 dưới đây ta thấy hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần quan trọng tạo thu nhập cho hộ nông dân. Thu nhập bình quân người/tháng của nhóm hộ khá là 1.050 nghìn đồng/tháng, nhóm hộ trung bình là 579,000 đồng/tháng, nhóm hộ nghèo là 355,687 đồng/tháng.

Nhóm hộ khá không những có thu nhập cao hơn nhóm còn lại về mặt giá trị mà cơ cấu thu nhập cũng khác biệt lớn.

Nhóm hộ trung bình hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp không cách xa hộ khá, qua điều tra năng suất lúa của hộ trung bình và hộ khá là tương đương, song trong lĩnh vực chăn nuôi thì nhóm hộ này thấp hơn. Quy mô đàn gia cầm của nhóm hộ này nhỏ và cũng chưa có xu hướng phát triển theo qui mô lớn.

Nhóm hộ nghèo qua điều tra chủ yếu có thu nhập thấp do gặp rủi ro, hoặc

có hoàn cảnh éo le, có người già, có người ốm đau bệnh tật hay ít lao động, lại thiếu vốn sản xuất.

Bảng 4.15: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra (ĐVT: 1000đ) Diễn giải Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Giá trị (1000đ) Giá trị (1000đ) Giá trị (1000đ) I. Trồng trọt

1. Giá trị sản xuất (GO) 9.115 7.416 4.495 2. Chi phí trung gian (IC) 2.735 2.464 1.587 3. Giá trị gia tăng (VA) 6.380 4.952 2.908 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 5.980 4.652 2.708 II. Chăn nuôi

1. Giá trị sản xuất (GO) 92.150 29.213 16.128 2. Chi phí trung gian (IC) 45.635 13.445 5750 3. Giá trị gia tăng (VA) 46.515 15.768 10.378 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 59.811 15.268 9.978

III. Nguồn thu khác 27.153 24.157 11.890

IV. Tổng thu nhập bình quân

hộ/năm 52.895 20.720 13.286

V. Thu nhập bình quân

người/năm 12.603 6.948 4.268

VI. Thu nhập bình quân

người/tháng 1.050 579,000 355,687

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.7. Nhng nhân tnh hưởng đến phát trin kinh tế h xã Nguyên Phúc

4.2.7.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ

Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình

độ, có kiến thức văn hóa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao.

Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, vì vậy nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần được đào tạo và nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, văn hóa để các hộ đó có thể tự làm giàu cho gia đình.

4.2.7.2. Đất đai

Đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Xã Nguyên Phúc có diện tích đất tự nhiên là 4792.7 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 92,93%. Chất lượng đất canh tác của xã tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều giữa các nhóm hộ. Đất chủ yếu tập trung đông ở hộ khá còn hộ nghèo và hộ trung bình thì ít.

Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ trong xã, chính quyền xã cần có những giải pháp nhanh chóng và hợp lý cần thực hiện để giải quyết tình trạng trên đặc biệt cần phải nhanh chóng hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

4.2.7.3. Vốn đầu tư cho sản xuất

Đối với nhóm hộ nghèo sản xuất chính vẫn là trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng không quá lớn song nó cũng thật sự là vấn đề nan giải khi thu nhập hàng năm rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ tiêu dùng cho sinh hoạt. Vốn của nông hộ chủ yếu vẫn tồn tại dưới dạng hiện vật, những công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hộ nghèo không dám đầu tư vào các hoạt động sản xuất cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực mà đối với họ là gặp nhiều rủi ro.

Nhóm hộ khá do hàng năm vốn tích luỹ cao nên khả năng đầu tư lại cho sản xuất cũng cao hơn, họ không chỉ đầu tư tốt cho hoạt động sản xuất nông

nghiệp mà còn đủ khả năng về vấn đề đầu tư vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy có thể nói số lượng vốn của nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất, lĩnh vực sản xuất của nông hộ từ đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ gia đình. Nhìn chung tình trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân, cả ở nhóm hộ khá, trung bình và hộ nghèo, vì vậy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.

4.2.7.4. Về thị trường

Nhà nước và chính quyền có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất giá cả ổn định vào mùa tiêu thu sản phẩm.

Trong kinh tế hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hóa sản xuất của nông hộ. Sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng. Do vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hàng hoá trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hoá khác ở cả đầu vào và đầu ra. Thị trường đầu vào có ảnh hưởng lớn đến đầu tư sản xuất, đặc biệt trong khi sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, giá cả ở thị trường đầu vào sẽ giúp nông hộ chủ động trong việc đầu tư vốn vào sản xuất kịp thời, góp phần nâng cao kết quả sản xuất ở nông hộ.

Như vậy thị trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế. Nếu không có một mô hình thị trường hoàn chỉnh, thì khó có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng.

4.2.7.5. Về khoa học công nghệ

Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Từ thực tế nghiên cứu ở xã Nguyên Phúc đại đa số các nông hộ

sản xuất do trình độ văn hoá thấp nên họ không hiểu biết và nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc rất ít ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình. Ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên việc áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác.

Trong năm qua xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Mặc dù chưa đạt được thành tựu gì lớn, song đây mới là bước đầu, ban khuyến nông xã cần thực tế hơn, tổ chức nhiều cuộc họp mặt để trao đổi những kinh nghiệm giữa hộ nông dân với những người làm ăn giỏi trong xã, trong vùng có như vậy mới tạo được lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất.

4.2.7.6. Vấn đề cơ sở hạ tầng

- Về hệ thống thuỷ lợi: Suối là nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất trồng trọt của xã, địa hình của xã phức tạp nên hệ thống kênh mương còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, hiện tượng thiếu nước sản xuất thường xuyên xảy ra, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất của người dân

- Về giao thông: Chất lượng đường đã xuống cấp, ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của người dân trong xã. Các đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hoá, nhựa hoá nhưng vẫn còn một số thôn đường đi lại rất khó khăn. Song một số đoạn đường rải đá đang có hiện tượng xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong xã.

- Về hệ thống điện: Sự cung ứng điện là tương đối tốt, 100% số hộ trong xã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định giúp các hộ trong xã yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nắm bắt được thông tin văn hoá xã hội, thông tin về thị trường thông qua các phương tiên nghe nhìn.

Vì cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện để góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế hộ của xã đi lên. Do đó

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)