Điều kiện sản xuất và kinh tế của nông hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43)

2013

4.2.3.Điều kiện sản xuất và kinh tế của nông hộ

* Tình hình đất đai của nhóm hộđiều tra

Diện tích đất canh tác bình quân trên hộ là chưa lớn, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nông hộ. Hơn nữa đất đai của hộ bị chia cắt manh mún không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.

Từ bảng số liệu dưới đây ta thấy người dân nơi đây chủ yếu sống vào nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung hầu hết ở nhóm hộ khá và hộ trung bình, do nhận thức về khoa học kỹ thuật và biết áp dụng vào sản xuất tốt hơn nên người dân ở hai nhóm hộ này có mức sống tốt hơn.

Bảng 4.6: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Theo nhóm hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo I. Tổng diện tích đất bình quân/hộ m2 4,769 4,432 2,909 1. Đất sản xuất nông nghiệp m2 2,700 2,425 1,630

- Đất lúa m2 1,817 1,664 1,056

- Đất trồng màu m2 883 761 574

2. Đất lâm nghiệp m2 1,723 1,683 1,011

3. Đất thổ cư m2 346 324 268

- Đất ở m2 246 250 193

- Đất vườn, ao, chuồng m2 100 92 75

Với nhóm hộ nghèo có trình độ dân trí thấp, sự nhanh nhạy kém, nên cây lúa vẫn là thu nhập chính của hộ, chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi tận dụng, hiệu quả không cao nên thu nhập bình quân hộ của nhóm hộ này thấp hơn.

Qua tìm hiểu về điều kiện đất đai của các nhóm hộ cho thấy hộ khá hơn hẳn các nhóm hộ còn lại, vì thế có khả năng đem lại thu nhập cao hơn các nhóm hộ khác.

*Về công cụ sản xuất

Về công cụ sản xuất đối với hộ khá, trung bình mỗi hộ có 1 chiếc máy cày, máy bừa, máy tuốt. Các công cụ khác như bình phun thuốc, quốc, xẻng, liềm hái thì hầu hết các hộ gia đình đã tự trang bị đầy đủ để phục vụ sản xuất. Máy xay sát có số lượng ít chủ yếu phục vụ cho gia đình chăn nuôi có số lượng lớn. Do nhóm hộ khá có sự tích luỹ cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn.

Bảng 4.7: Công cụ sản xuất và tiện nghi sinh hoạt của nhóm hộ điều tra 1.Công cụ sản xuất ĐVT Hộ khá (n=13) Hộ trung bình (n=38) Hộ nghèo (n=9) Trâu bò cày kéo

%

76,92 46,87 20,33

Máy cày, máy bừa

78,22 88,88 33,33

Máy tuốt 82,3 100 55,56

Máy say xát 23,07 10,5 0

2.Tiện nghi sinh hoạt

Xe đạp 76,92 84,21 72,78

Xe máy 80,12 76,15 43,47

Tivi 100 95,62 65,73

Tủ lạnh 92,31 80,85 0

Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy xay xát đều tập chung chủ yếu ở nhóm hộ khá, hộ trung bình. Còn ở nhóm hộ nghèo thì mức trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng đáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn, kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên năng suất công việc giảm, chất lượng công việc thấp.

Về tiện nghi sinh hoạt: Xe máy, tivi, tủ lạnh hầu như hộ khá, trung bình có đầy đủ, nhưng ở nhóm hộ khá tài sản đắt tiền hơn có giá trị lớn hơn. Nhóm hộ nghèo tiện nghi sinh hoạt ít hơn, có giá trị thấp hơn các nhóm hộ khác, do có nguồn thu nhập thấp. Dựa vào những tiện nghi này các hộ có thể học hỏi những kinh nghiệm để phát triển sản xuất thông qua ti vi, còn xe máy, xe đạp là phương tiện vận chuyển, thu hoạch nông sản.

*Tình trạng vay vốn của các hộ

Ngoài các tài sản như đất đai, nhà cửa thì các hộ còn được chính quyền địa phương hỗ trợ để vay vốn từ các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh, thời hạn cho vay từ 2 - 4 năm với lãi xuất ưu đãi 0,9% - 1%. Về nguồn vốn qua điều tra cho thấy điều kiện vay vốn còn rất nhiều khó khăn, các hộ được vay chủ yếu là các hộ trung bình và hộ khá do hộ có tài sản thế chấp là nhà cửa, đất đai, còn đối với hộ nghèo có ít tài sản là rất khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8: Tình trạng vốn vay của các nhóm hộ điều tra

Nhóm hộ ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Số hộ vay Hộ 8 17 6

Số tiền 1000đ 185,000 218,000 63,000

Tỷ lệ % 25,8 54,84 19,36

Qua bảng trên ta thấy số hộ khá vay vốn chiếm 25,8%, số hộ trung bình chiếm 54,84%, hộ nghèo chiếm 19,36%, hộ trung bình có tỉ lệ vay vốn khá cao nên các hộ khá và hộ trung bình có nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc, trang thiết bị, trâu bò, mua giống phục vụ sản xuất. Như vậy ta thấy được rằng đối với nhóm hộ khá và hộ trung bình được vay vốn nhiều hơn hộ nghèo nên họ có cơ hội để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43)