Giải pháp về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình (Trang 94)

d. Tiêu chuẩn cây giống

4.4.5. Giải pháp về kinh tế xã hộ

4.4.5.1. Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện cần thiết cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Theo những tính toán ở trên, vốn về các yếu tố đầu vào cho trồng rừng đã được hỗ trợ rất nhiều (nhất là chi phí thiết kế) vì vậy phần đầu tư còn lại của người dân là không quá lớn. Tuy nhiên với một xã như Tú Sơn thì việc có vốn để trồng và nhất là mở rộng quy mô rừng là rất cần thiết. Do đó giải pháp về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng rừng, bao gồm cả huy động và sử dụng vốn. Muốn làm được điều này cần phải có sự tham gia của cả 2 phía là Nhà nước và hộ nông dân trồng rừng:

- Về phía Nhà nước, cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hơn tới với người dân thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương cũng như lượng vốn vay mà các hộ có khả năng sử dụng; các phương pháp thanh toán phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ của sản xuất nông nghiệp, tức là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng chỉ thu hồi vốn vào các thời điểm mà các hộ đã thu hoạch xong. Đồng thời giảm bớt các thủ tục rườm rà để người dân không thấy quá khó khăn phức tạp khi vay vốn nhằm khuyến khích người dân tích cực đầu tư vào trồng rừng hơn.

- Về phía hộ trồng rừng cần huy động nguồn vốn tự có của gia đình, vốn vay từ bạn bè, người thân... Quan trọng hơn là xây dựng được kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả đồng vốn cao nhất.

4.4.5.2. Giải pháp về lao động

Lao động và kinh nghiệm, trình độ là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển trồng rừng. Tuy nhiên số lượng lao động tham gia vào trồng rừng của xã Tú Sơn không ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch trồng rừng nên cần phải có kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động bằng cách:

- Đào tạo các hộ trồng rừng một cách chuyên sâu về tất cả các bước của quy trình trồng rừng như: kỹ thuật phân bón, làm đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.

- Mở rộng và tăng cường các lớp tập huấn, tham quan học tập các mô hình tương tự tại các địa phương lân cận cho người dân.

- Bên cạnh việc học hỏi thông qua tập huấn, khuyến khích người dân chủ động tham khảo các tài liệu khác như sách báo, xem tivi và đặc biệt là học hỏi trực tiếp những mô hình thành công của các địa phương khác để tăng thêm kinh nghiệm trồng rừng.

4.4.5.3. Giải pháp về chính sách

Chính sách ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng phát triển trồng rừng của cả vùng. Vì vậy trong thời gian tới UBND xã cũng như dự án cần đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng như sau:

- Chú trọng công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch trồng rừng theo các mô hình trên theo hướng quy hoạch bền vững, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người dân. Áp dụng phương pháp quy hoạch sử dụng đất vi mô cấp thôn, bản.

- Tăng "định mức chi phí cơ bản" cho trồng rừng2 từ 6,5 triệu đồng/ha lên đến 10 triệu đồng/ha. Ba lý do chính đã được đưa ra là: (1) lạm phát gia tăng, (2) gia tăng chung về đơn giá nhân công, (3) mức tiền trợ cấp cao hơn ở các dự án tương tự.

2 “Định mức chi phí cơ bản” được hiểu là tiền hỗ trợ cho rừng trồng có mật độ 1.667 cây/ha

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển ngành trồng rừng. Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức trồng rừng cho người dân.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chương trình dự án hoặc nguốn vốn của Nhà nước xây dựng mô hình Lát thuần hoặc Keo xen Lát là 2 mô hình được đánh giá là hiệu quả và phù hợp tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w