Tình hình kinh doanh của ngành công nghiệp tàu thủy

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật công trình biển Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu (Trang 26)

1. Khái quát thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

1.1.1.Tình hình kinh doanh của ngành công nghiệp tàu thủy

Công nghiệp đóng tàu ở nước ta tuy còn non trẻ so với các nước trong khu vực châu Á, nhưng những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công. Những năm trở lại đây, ngành Công nghiệp đóng tàu ở nước ta đã gặt hái nhiều thành công và từng bước khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã hướng ra biển lớn khi Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bàn giao hai con tàu trọng tải 53.000 tấn đầu tiên cho Tập đoàn Graig Investment (Vương quốc Anh). Sắp tới đây, tàu Tay Do Star, tải trọng 6.400 tấn, cũng được bàn giao cho Công ty Vận tải sông biển Cần Thơ (thuộc Vinashin) khai thác… Đây là con tàu “Made in Việt Nam” xuất xưởng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất theo tiêu chuẩn quốc tế về đăng kiểm tàu thủy, do đội ngũ kỹ sư, công nhân của Trung tâm Tư vấn Thiết kế Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn thực hiện.Dù đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu hay nội địa thì công nghiệp đóng tàu ở nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc từ công đoạn thiết kế, thi công, lắp ráp. Tính đến nay, Vinashin đã nhận được khoảng 6 tỷ USD đơn hàng, trong đó có trên 4 tỷ USD đơn hàng xuất khẩu sang các nước có ngành Công nghiệp đóng tàu phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức… Phần lớn đơn đặt hàng kéo dài đến năm 2009, 2010 và 2012. Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn vinashin phấn khởi cho biết, ngành công nghiệp đóng tàu việt nam ngày nay đã khiến cả thế giới biết đến, khi liên tục nhận được những hợp đồng lớn, với hàng loạt dự án đầy tiềm năng đang được triển

khai.Đó chính là niềm tin, là cơ sở để Vinashin vay được số tiền lớn 600 triệu USD từ Ngân hàng Thụy Sĩ vào tháng 7/2007, cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án lớn như đóng tàu 105.000 DWT tại Dung Quất, kho nổi 150.000 DWT tại Nam Triệu, tàu chở ô tô 4.900 xe tại Hạ Long, hợp đồng 27 tàu chở hàng 53.000 DWT cho chủ tàu Graig (Anh Quốc) cùng các tàu 22.500 DWT, 12.500 DWT, 10.500 DWT và 8.700 DWT cho chủ tàu Nhật Bản.Tuy nhiên, bước vào “sân chơi” mới, ngành Tàu thủy Việt Nam đũi hỏi phải đáp ứng những nhu cầu khắt khe về kỹ thuật của ngành đóng tàu thế giới.Bước vào “sân chơi” WTO, buộc chúng ta phải chấp nhận “luật chơi” của quốc tế. So với các cường quốc đóng tàu ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam còn non về “tuổi nghề”. Điều đó không tránh khỏi việc các nhà máy đóng tàu của Việt Nam hiện vẫn còn nhỏ do đầu tư manh mún và phân tán, nên không tận dụng triệt để ưu thế của ngành công nghiệp này mang lại. Mặt khác, công nghiệp đóng tàu của ta còn phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia giám sát, tư vấn viên và đặc biệt là hầu hết các nguyên vật liệu chính, máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài…

Ngành Công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, lại thay đổi, cải tiến liên tục nên không thể nóng vội, đầu tư hàng loạt để hình thành một nền công nghiệp đóng tàu mạnh được. Có những phần mềm chỉ phục vụ cho một cấu phần nhỏ trong quá trình thi công cũng trị giá hàng triệu USD. Những kỹ thuật mới nhất, đắt giá nhất nếu vội nhập về, chưa chắc sử dụng được bởi khả năng tương thích với dây chuyền kỹ thuật đã có. Phần mềm đắt tiền chưa chắc đã phù hợp, mà phải nỗ lực đổi mới để hình thành một quy trình sản xuất đóng tàu của Việt Nam. Trong quá trình thi công, việc kiểm tra các tuyến hình có được bôi trơn đầy đủ để giảm lực cản nước biển khi tàu chạy là rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên, phần mềm kiểm tra được cải tiến để có thể kiểm tra trong không gian 3 chiều, máy tính có thể phóng lớn chi tiết để kiểm tra. Các cơ quan đăng kiểm cũng đánh giá phần mềm giúp bôi trơn được đều hơn, giảm sức cản khi chạy, giúp tàu đạt được tốc độ cao hơn và giảm chi phí nhiên liệu.

Việc ứng dụng thành công nội địa hóa thiết kế thi công vỏ tàu biển chỉ là một trong cấu phần nhỏ của đóng mới tàu biển tải trọng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một tiền đề để từ đó nhân rộng thêm các mô hình nghiên cứu ứng dụng các quy trình sản xuất “Made in Việt Nam”.

Công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng đã lôi cuốn được nhiều người chú ý từ vài năm gần đây do đã biết lợi dụng khả năng hạn hẹp của các nước đóng tàu chủ yếu trên thế giới và nhẩy vào thị trường xuất khẩu tàu thế giới Nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu đã xảy ra làm nảy sinh vấn đề công nghiệp đóng tàu phải phát triển sao cho thật sự bền vững.

Nhận thức vai trò quan trọng của ngành Công nghiệp đóng tàu, Vinashin đã thiết lập được các trung tâm đóng tàu lớn ở cả 3 miền: Hải Phòng, Quảng Ninh (miền Bắc), Dung Quất (miền Trung); Hậu Giang (miền Nam). Với hàng loạt dự án lớn được đầu tư theo hướng khép kín (gồm cả công nghiệp phụ trợ, đào tạo…), Vinashin phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 60% vào năm 2010. Mặt khác, Vinashin còn mạnh dạn đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ cao, những phần mềm thiết kế và công nghệ đóng tàu hiện đại đưa vào sản xuất. Cụ thể, các công nghệ lắp ráp có tổng đoạn lớn, công nghệ phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm thiết kế thi công Ship Constructor, dây chuyền sản xuất vật liệu hàn hiện đại… được Vinashin đưa vào sử dụng, đã rút ngắn được thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu. Đây là một hướng đi mới mà ngành đóng tàu Việt Nam đang tập trung đầu tư.Gần đây, Vinashin phát biểu rằng họ hy vọng xuấnt khẩu một tỷ đô la tàu trong năm nay,cao hơn năm trước 700 triệu đô la.

Chính phủ Việt Nam cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm tới việc phát triển công nghiệp đóng tàu quốc gia. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn ,doanh nghiệp quốc doanh Vinashin đã đi từ chỗ chỉ đóng các con tàu bách hóa nhỏ đã tiến tới đóng các tàu chở xô loại supramax, tàu chở ô tô và nhiều loại tàu khác nữa.Theo thông báo của Vinashin ,tốc độ phát triển nhanh trên các bậc thang công nghệ gần đây đã tạo một bước tiến ngoạn mục khác với việc chiếc kho nổi FSO đầu tiên đang

được đóng và con tàu dầu đầu tiên trong một loạt bốn chiếc aframax đang được tiến hành

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến nay cả nước có 128 cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển. Phần lớn các cơ sở nàytrực thuộc tập đoàn công nghiệptauf thủy Việt Nam, tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, và một số cơ sở tư nhân khác. Các cơ sở này đang đóng mới 550 tàu biển có kích cỡ khác nhau, từ 1.000 tới 150.000 DWT, ở nhiều giai đoạn khác nhau.Chỉ trong khoảng thời gian bảy năm gần đây, ngành đóng tàu nước ta với đại diện là công ty tàu thủy Việt Nam đã có bước phát t riển đáng tự hào. Chế tạo được nhiều loại tàu có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các xêri tùa chở hàng tải trọng từ 6500 tấn, 11500 tấn, 22000 tấn, 53000 tấn, hiện nay ngành tàu thủy nước ta đã và đang đóng mới các loại tàu cao tốc phục vụ cho an ninh quốc phòng, các loại tùa chở hàng container, tàu chở dầu thô150000 DWT,…. Hiện nay ngành đóng tàu đã có thể thỏa mãn nhu cầu trong nước và có một số đơn đặt hàng của nước ngoài của các nước khu vực Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc,… Trong thiết kế sản xuất tàu chúng ta đã bước đầu chủ động được một phần thiết kế, sản xuất được một số chủng loại vật tư phục vụ đóng tàu như vật liệu hàn, vật liệu chống cháy, máy lái, trang bị nội thất, thiết bị nâng hạ,…

Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến nay đã đóng mới xuất khẩu được các loại tàu có trọng tải đến 53000 tấn cho các chủ tàu Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đan mạch, Nga, đóng và sửa chữa các loại tàu có tính năng phức tạp, góp phần làm tăng số lượng và trọng tải đội tàu vận tải biển của doanh nghiệp trong nước với các chủng loại như : tàu chở container,1700 TEU tương đương với 22000 tấn, tàu khách biển cao tốc 200 chỗ, tùa đánh cá xa bờ 600 mã lực, tàu cao tốc vỏ thép cường độ cao, tàu cao tốc vỏ nhôm, các loại vỏ composite, tàu kéo biển 6000 sức ngựa, đóng ụ nổi 85000 tấn. Hiện nay ngành đang triển khai đóng các loại tùa có trọng tải trên 100000 tấn, kho chứa dầu tọng tải 150000 tấn, chuẩn bị đóng tàu trọng tải trên 300000 tấn, sản xuất dàn khoan dầu khí,…

Đội tàu biển Việt Nam đã có sự phát triển cả về mặt chất và lượng, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2008, Việt Nam đã có 1640 tàu biển với tổng dung tích hơn 3,28 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 5,26 triệu DWT, trong đó có trên hơn 450 tàu hoạt động tuyến quốc tế. Tính từ 2002 đến nay, tổng dung tích đội tàu biển Việt Namtawng bình quân hàng năm là 21%. Bên cạnh đội tàu mang quốc tịch Việt Nam, các chủ tàu Việt Nam cũng quản lý khai thác trên 50 tà mang quốc tịch nước ngoài như: panama,tuvalu, MÔng cổ,…Ngày càng có nhiều tàu mới hiện đại với tải trọng lớn được bổ xung vào đội tàu biển Việt Nam, nước ta có mọi loại tàu thương mại khác nhau, bao gồm cả tàu chở hóa chất, tàu chở khí háo lỏng, tàu cao tốc, tùa lặn và tàu chở khách. Các con tùa treo cờ đổ sao vàng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở khắp các hải cảng của mọi đại dương, góp phần mang hình ảnh cảu đất nước Việt Nam đổi mới, năng động hơn đến với bạn bè năm châu. Đội thương thuyền VIệt Nam đang ngày càng vươn xa trên các đại dương trên thế giới.

Mặc dù tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam là đơn vị mới thành lập năm 1996 theo mô hình tổng công ty 91 và từ năm 2006 đến nay hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà Nước, bằng nỗ lực của tập đoàn vinahsin cũng như được sự hỗ trợ của Nhà nước, Chính Phủ và các bộ ngành liên quan kết quả kinh doanh hàng năm của vinahsin tăng trưởng tương đối cao 30%\ năm. Tổng sản lượng của tập đoàn năm 2008 sẽ vượt 2.5 tỷ USD, số lượng lao động trong vinahsin tăng lên 70000 nghìn người. Tổng hợp đồng đã ký đạt trên 12 tỷ USD, tổng tài sản đã tăng lên hơn 70000 tỷ đồng.

Bảng 1: Bảng doanh thu của Vinashin giai đoạn 2004-2008

ĐV: tỷ đồng

2004 2005 2006 2007 2008

doanh thu 5,561 7,808 11,477 22,796 29,69

tốc độ tăng trưởng(%) 149,8 140,4 144,2 198,6 258,18

doanh thu đóng tàu 2,731 4,152 6,062 9,82 12,766

tốc độ tăng trưởng(%) 169 152 146 162 210

Nhìn vào bảng doanh thu của Vinashin những năm gần đây cho ta một cái nhìn khá khả quan về tình hình phát triển của công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng do đón tàu được giữ tương đối vững chắc, đặc biệt là trong năm 2007 sang năm 2008 có xu hướng tăng, đó là dấu hiệu khả quan cho ngành công nghiệp nặng tiềm năng của Việt Nam.

Bảng 2: Bảng tỷ suất lợi nhuận của Vinashin giai đoạn 2004 2008

ĐV: tỷ đồng

2004 2005 2006 2007 2008

lợi nhuận sau thuế 121,1 230,2 453,4 906,8 2120,6

tốc độ tăng trưởng (%) 148 190 197 215 320

tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu(%) 2,18 2,95 3,95 4,1 4,9

tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD(%) 1,96 2,83 3,87 4,3 5,1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của vinashin đêu tăng, chứng tỏ một điều ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam không ngừng tăng trưởng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2007-2008 là giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, nhiều ngành có tốc độ tăng trưởng giảm nhưng riêng ngành công nghiệp đóng tàu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương. Đó là một minh chứng cho sự lựa chọn đường đi đúng của ngành, và là một chính sách phát triển đúng của Việt Nam ta cần phát huy.Mỗi năm, Vinashin phấn đấu xuất khẩu tàu thủy đạt 1 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việt Nam đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của nhiều Quốc Gia nổi tiếng về ngành đóng tàu trên thế giới như Nhật, Anh,...Tương lai của ngành đóng tàu Việt Namm đang ngày càng rộng mở.

Theo báo cáo của Tập đoàn Vinashin, năm 2008, trong điều kiện khó khăn, Tập đoàn vẫn tiếp tục đạt các chỉ tiêu và tăng trưởng cao so với năm 2007, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật cao, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương đảm bảo.

Năm 2008, giá trị tổng sản lượng của Tập đoàn đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng 38,45% so với năm 2007. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp là 26.564 tỷ đồng, chiếm 72%, vận tải 5.463 tỷ đồng, chiếm 15%. Tổng doanh thu đạt trên 32.500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2007.

Năm 2009, Vinashin sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược xuất khẩu tàu thủy từ nay đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và đóng 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng…để từ năm 2015 xuất khẩu được trên 2 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu mỗi năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập đoàn Vinashin xác định, nhu cầu vận tải biển nước ta đến năm 2015 là rất lớn, cần tổng số đội tàu trong nước khoảng 5 triệu tấn trọng tải. Đến năm 2020, cần 25 triệu tấn tàu để đảm bảo vận tải Bắc -Nam khoảng 30 triệu tấn và 30% vận tải nhập khẩu dầu thô, dầu sản phẩm, quặng sắt, than đá… như vậy trung bình mỗi năm thị trường đóng tàu nước ta có thể đảm bảo 1 triệu tấn trọng tải.

Bảng 3: Dự báo số tàu thuyền tăng thêm trong giai đoạn 2001-2010 và 2020

Tàu thuyền 2001-2010 2001-2010 2010-2020 2010-2020

chiếc triệu tấn Chiếc triệu tấn

Tàu chở hàng 229 1.65 284 2.1

Tàu công-ten-nơ 28 0.47 58 1

Tàu chở dầu 37 1.11 43

Bang 4: Dự báo số tàu chở khách tới giai đoạn 2005-2010

Tầu thuyền 2005 2010

Đường biển 59 79

Đường sông 522 650

Tổng số 581 729

Đây là cơ hội lớn để Việt nam ta phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

Bên cạnh đó, ngành tập trung cho các hợp đồng lớn với các nước như Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và phấn đấu giữ vững thị trường, uy tín của ngành

đóng tàu Việt Nam hiện nay cũng như đón bắt cơ hội, chiếm lĩnh thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác triệt để các đơn hàng trong nước để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Bảng 5: Bảng năng lực đóng mới của Vinashin đến 2015

cỡ tàu tàu chở hàng <= 200000DWT

tàu chở conteiner <= 7000TEU

tàu chở dầu 300000DWT

các loại tàu thủy

khác tàu chở khách, tàu công trình, tàu cứu hộ, tàu quân sự, tùa cá,…

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật công trình biển Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu (Trang 26)