Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ nông dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 72)

* Giải pháp cho nhóm hộ khá

Đối với các hộ trong nhóm khá có tiềm năng về vốn cũng như khả năng tiếp cận khoa học - kỹ thuật. Vì vậy các hộ trong nhóm này phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất nông sản. Chính quyền địa phương hỗ trợ các hộ tìm hiểu thông tin về thị trường, đồng thời phải chú trọng phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Đối với các hộ có đất đai lớn nên mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nông trại, sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Giải pháp cho nhóm hộ trung bình

Đối với các nhóm hộ trung bình thì đây là các hộ cũng có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, họ chưa mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủđộng tiếp thu tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp. Hỗ trợ về vốn tín dụng với lãi suất thấp và thời gian vay dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất. Tăng cường công tác tiêm phòng, kiểm tra dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

* Giải pháp cho nhóm hộ cận nghèo

Đối với các nhóm hộ cận nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống cũng như là sản xuất, tuy nhiên nhóm hộ này đã được nhà nước quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Nhóm hộ này trình độ nhận thức còn hạn chế, nên cần được tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật, mạnh dạn tiếp cận các khoa học kĩ thuật mới, tráng lãng phí thời gian, tham gia các hoạt động những lúc nông nhàn nhằm tăng them thu nhập. Tăng

cường công tác tiêm phòng, kiểm tra và tiêu diệt các dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi.

* Giải pháp cho nhóm hộ nghèo

Nhóm hộ nghèo là nhóm hộ còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ nhóm hộ này phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống. Hỗ trợ vay vốn thông qua chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài. Nên mạnh dạn vay vốn để đầu tư thâm canh, đưa những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, cải thiện hệ thống chuồng trại, đầu tư mua con giống mới có năng suất cao, nuôi với quy mô lớn hơn, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi, vừa tránh lãng phí lại tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Do trình độ nhận thức còn hạn chế, các hộ nên mạnh dạn tiếp cận các kiến thức mới, mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất, chịu khó học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn để giúp đỡ người dân, cảnh báo và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và kết quả điều tra về thực trạng và phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn Nà Phặc, tôi rút ra được các kết luận sau: - Nà Phặc là một thị trấn vùng cao của tỉnh Bắc Kạn có mạng lưới giao thông khá phát triển. Nhìn chung, nhân dân trong thị trấn sống chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính.

- Kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc đã từng bước phát triển theo nhu cầu của thị trường, tuy nhiên sự phát triển còn chậm. Thu nhập của hộ khá là 70.077.000 nghìn đồng/năm (20.022 nghìn đồng/người/năm), thu nhập của hộ trung bình là 53.491,3 nghìn đồng/năm (7.440,64 nghìn đồng/người/năm), thu nhập của hộ cận nghèo là 35.448 nghìn đồng/năm (5.967,65 nghìn đồng/người/năm), thu nhập của hộ nghèo là 26.156,85 nghìn đồng/năm (4.612,63 nghìn đồng/người/năm). Khoảng cách giữa hộ khá và hộ nghèo còn cách biệt.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn Nà Phặc là: Các yếu tố về nguồn lực như trình độ văn hóa của chủ hộ, đất đai, vốn đầu tư cho sản xuất. Các yếu tố về thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố về khoa học công nghệ, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các hộ nông dân. Về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc.

Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của hộ nhưng với những nhóm hộ khác nhau mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là khác nhau. Nhìn chung trình độ lao động của hộ còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo, thị trường tiêu thụ hẹp, việc nắm bắt thông tin thị trường còn yếu kém, cơ sở hạ tầng xuống cấp.

- Các chính sách của Nhà nước như các lớp tập huấn kỹ thuật (lớp tập huấn trồng nấm sò, kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh), chính sách về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội và đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới đã tác động đến đời sống cũng như kinh tế của hộ nông dân giúp cho hộ nâng

cao năng lực sản xuất, tăng thêm thu nhập, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, giảm bớt khó khăn trong đời sống và sản xuất của nông hộ.

- Đề tài đã phân tích được SWOT của bốn nhóm hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo tại thị trấn Nà Phặc để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ của bốn nhóm hộ.

- Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, đó là:

Nhóm giải pháp chung gồm có giải pháp về đất đai, giải pháp về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về khoa học kỹ thuật, về cơ sở hạ tầng, về chính sách và thị trường.

Nhóm giải pháp cho từng nhóm hộ: Nhóm hộ khá tận dụng tiềm năng của hộ để phát triển. Nhóm hộ trung bình mạnh dạn đầu tư phát triển, phát huy được tiềm năng của hộ.Nhóm hộ cận nghèo tận dụng nguồn lao động dồi dào. Nhóm hộ nghèo tận dụng sự giúp đỡ từ bên ngoài để cải thiện nguồn lực của hộ, mạnh dạn trong sản xuất.

5.2. Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà nước

- Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người dân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu xây dựng và nâng cấp đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, đường, chợ… tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân phát triển sản xuất.

- Mở rộng các chương trình cho vay vốn tín dụng thông qua các quỹ tín dụng với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục đơn giản hơn.

- Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của nông hộ như chính sách trợ giá, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.

- Thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với bảo về môi trường.

5.2.2 Đối với địa phương

- Cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ.

- Thực hiện tốt phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, tăng cường công tác khuyến nông và nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông để họ toàn tâm toàn ý với công việc, gắn bó với quyền lợi của người dân. Tích cực đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, cung cấp thông tin thị trường đến với người dân.

- Quan tâm đến vấn đề thủy lợi, tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống kênh mương, đường nội đồng.

5.2.3 Đối với hộ nông dân

- Phát huy thế mạnh của mình, tích cực học tập kiến thức khoa - học kỹ thuật, quản lý, văn hóa. Tích cực tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm sản xuất để nâng cao trình độ của mình. Tranh thủ sự hỗ trợ của các chính sách, dự án trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Mạnh dạn vay vốn, đầu tư sản xuất vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập cao. Biết cách huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả, mỗi hộ nông dân khai thác và sử dụng tài nguyên gắn liền với cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

- Đối với hộ nhóm hộ thuần nông cần bố trí sản xuất cây trồng vật nuôi cho hợp lý, tính đến hiệu quả kinh tế của cây, con đó. Nhóm hộ kiêm phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làm ra để sản xuất được ổn định và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Châu (2008), bài giảng kinh tế phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2. Nguyễn Sinh Cúc (2001), Phân tích điều tra nông thôn năm 2000.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10- NQ/TW: “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, ngày 5 tháng 4

năm 1988.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), “Nghị quyết số 06 – NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Vân Đình (1998), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề dân số lao động và việc làm ở nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp,

Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.

7. Đỗ Trung Hiếu (2009), Bài giảng Kinh tế hộ và trang trại, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

9. Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiên đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Trần Công Quân, Bài giảng kinh tế lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

11. Nguyễn Văn Tâm (2009), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

12. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

14. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. UBND thị trấn Nà Phặc(2013), Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

16. UBND thị trấn Nà Phặc (2013), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai thị trấn Nà Phặc giai đoạn 2011 - 2013.

17. Đỗ Văn Viện - Đặng Văn Tiến (2000), Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

18. Chu Văn Vũ (1995), “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam”, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

II. Tài liệu Internet

19. Bức tranh nông nghiệp và nông thôn Bắc Ninh qua 3 lần tổng điều tra, http://baobacninh.com.vn.

20. Lê Xuân Đình (06/2008), Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đềđặt ra, http://www.vca.org.vn.

21. Nông - lâm - ngư nghiệp, trang thông tin điện tử doanh nghiệp và đầu tư Cao Bằng, http://www.dautucaobang.gov.vn.

22. Tổng cục thống kê (2012), Thông cáo báo chí về tình hình KT - XH tháng 12 và cả năm 2012, trang điện tử Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình.

http://www.gopfp.gov.vn/c/journal_articles/view_article_content?groupId=18 &articleId=390562&version=1.0

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)