Khái quát điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 34)

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn qua 3 năm (2011 – 2013)

Thị trấn Nà Phặc có 26 thôn, bản, tổ dân phố. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 6304,37 ha, toàn thị trấn có 1.559 hộ với 6562 nhân khẩu, trong đó nữ là 3720 người, chiếm 56,69%. Nam 2842 người, chiếm 43,31 % dân số, gồm 6 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Trí(2013)

Cơ cấu dân số: Mật độ dân số trung bình: 180 người/km2.Tỷ lệ tăng dân số hàng năm của thị trấn là 0,65%. Vùng trung tâm thị trấn, Vùng ven khu trung tâm là nơi có mật độ dân số đông nhất sẽ phát sinh các tệ nạn xã hội. Ở một số thôn vùng cao của thị trấn dân cư còn thưa thớt sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn nhân lực khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế. Các dân tộc ít người chiếm đa số nên phong tục tập quán mang tính đặc thù nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các hộ gia đình. Đây là các vấn đề cần quan tâm của các ban ngành lãnh đạo trong thị trấn, huyện.

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Nà Phặc giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động thị trấn Nà Phặc giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ I. Tổng nhân khẩu Khẩu 6393 100 6568 100 6562 100 102,74 99,91 101,33 1. Nhân khẩu NN Khẩu 4710 73,67 4980 75,82 4980 75,89 105,73 100 102,87 2. Nhân khẩu phi NN Khẩu 1683 26,33 1588 24,14 1582 24,11 94,36 99,62 96,99 II. Tổng số hộ Hộ 1598 100 1612 100 1611 100 100,88 99,94 100,41 1. Hộ NN Hộ 1038 64,96 1050 65,14 1059 65,74 101,16 100,86 101,01 2. Hộ phi NN Hộ 560 35,04 562 34,86 552 34,26 100,36 93,88 97,12 III. Tổng số LĐ LĐ 3850 100 3970 100 3965 100 103,12 99,87 101,495 1. Lao động NN LĐ 2050 53,25 2060 51,89 2058 51,90 100,49 99,90 100,20 2. Lao động phi NN LĐ 1800 46,75 1917 48,11 1907 48,10 106,50 99,48 102,99 VI. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,00 4,07 4,07 101,84 99,97 100,91

V. BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,41 2,46 2,46 102,22 99,93 101,08

Theo bảng trên ta thấy: Tổng nhân khẩu của thị trấn năm 2011 là 6393 người và con số này đã tăng lên 6568 người vào năm 2012 tăng lên 175 người, và đến năm 2013 thì giảm xuống còn 6562 giảm xuống 6 người so với năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 101,33%, trong đó năm 2012 so với năm 2011 tăng 175 người với tốc độ phát triển là 102,74%, năm 2013 so với năm 2012 giảm 6 người với tốc độ phát triển là 99,91%.

Tổng số hộ năm 2011 là 1598 hộ và năm 2013 là 1611 hộ như vậy qua ba năm đã tăng lên 13 hộ. Cụ thể năm 2011 tổng số hộ nông nghiệp là 1038 hộ, đến năm 2013 tăng lên đến 1059 hộ, tăng 21 hộ với tốc độ phát triển bình quân qua ba năm là 101,01%. Tổng số hộ phi nông nghiệp năm 2012 là 562 hộ, năm 2011 là 560 hộ, năm 2013 là 552 hộ với tốc độ phát triển qua 3 năm là 97,12%.

Về lao động: Lao động trong thị trấn chia thành hai nhóm chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong năm 2013 lao động nông nghiệp là 2.058 người, lao động phi nông nghiệp là 1.907 người.

Nguyên nhân của việc gia tăng lao động phi nông nghiệp là do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thị trấn. Người dân từ các vùng nông thôn đổ về thị trấn làm việc ngày càng tăng. Song lao động ít được đào tạo nghề nên dân lao động từ nông thôn ra làm chủ yếu là lao động chân tay.

Năm 2013, bình quân nhân khẩu/hộ là 4,07 người/hộ, bình quân lao động là 2,46 lao động/hộ. Trung bình trong 3 năm lao động bình quân/hộ tăng 1,08 %. Lực lượng lao động ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của thị trấn phát triển.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của thị trấn giai đoạn 2011 – 2013

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong khu vực, nền kinh tế của thị trấn đã và đang ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉđạo của các cấp Đảng ủy trên địa bàn, kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đã đạt kết quả tốt, góp

phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị trấn. Nhìn chung tình hình kinh tế của toàn thị trấn đã có tăng năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người dân cũng tăng lên đáng kể.

Bảng 4.3: Tình hình trồng trọt và chăn nuôi của thị trấn

Hạng mục ĐVT Năm So Sánh (%) 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 1. Trồng trọt Lúa Ha 280,34 266,07 265,30 94,91 99,71 97,31 Ngô Ha 236,14 240,02 243,11 101,69 101,25 101,47 Thuốc lá Ha 10,10 12,03 8,59 120 66,67 93,34 Đậu tương Ha 5,01 6,20 6,89 123,75 111,13 117,44 Sắn Ha 57,01 60,40 61,00 105,95 107,00 106,48 2. chăn nuôi Tổng đàn trâu Con 560 520 490 92,86 94,23 93,55 Tổng đàn bò Con 780 715 700 91,67 97,90 94,79 Tổng đàn lợn Con 4.250 3.980 3.540 93,65 88,95 91,30 Gia cầm Con 26.890 27.050 33.650 100,60 124,40 112,5 (Nguồn: UBND thị trấn Nà Phặc) * Ngành trồng trọt: Trong giai đoạn 2011 - 2013 ngành trồng trồng trọt của thị trấn phát triển ổn định về diện tích và sản lượng qua các năm.

Diện tích trồng lúa năm 2011 là 280,34 ha đến năm 2013 giảm xuống

còn 265,30 ha, giảm xuống 15,04 ha, tốc độ phát triển của năm 2012 so với năm 2011 cũng giảm xuống là 14,27 ha.Tốc độ phát triển của diện tích trồng lúa giai đoạn 2011-2013 bị giảm xuống là 2,69%. Nguyên nhân dẫn đến diện tích đất trồng lúa trên địa bàn giảm là vì người dân trồng lúa chủ yếu để phục vụ cuộc sống hàng ngày của họ, một phần diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác và do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn kéo dài không đủ nước tưới tiêu nên diện tích đất trồng lúa giảm dần qua các năm.

Diện tích trồng ngô năm 2011 là 236,14ha năm 2013 diện tích trồng ngô tăng lên mức 243,11ha tăng 6,97 ha so với năm 2011. Tốc độ phát triển của diện tích trồng ngô ba năm qua là 1,47%. Diện tích trồng ngô giai đoạn 2011 - 2013 tăng lên, nguyên nhân chủ yếu vì người dân chuyển từ việc trồng lúa sang trồng ngô bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giá cả và thị trường ổn định.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 tuy sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn về thời tiết, địa hình, dịch bệnh, giá cả, vốn… nhưng đã từng bước phát triển đi lên tăng thu nhập cho người dân góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống của họ, dần dần giúp họ nâng cao cuộc sống của mình.

* Ngành chăn nuôi:

Giai đoạn 2011 - 2013 tình hình chăn nuôi của thị trấn có nhiều biến động bất ổn, do dịch bệnh hay xảy ra và do sự chủ quan của người dân không phòng trừ bệnh tật cho đàn gia súc, gia cầm nên trong những năm vừa qua tổng đàn gia súc, gia cầm giảm qua các năm.

Năm 2011 tổng đàn trâu của thị trấn là 560 con và đến năm 2013 giảm xuống là 490 con, giảm xuống 70 con tốc độ phát triển của 3 năm qua đạt 93,55%. Như vậy trên địa bàn tổng đàn trâu bị giảm xuống nguyên nhân là người dân bán để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và một số chết do dịch bệnh.

Tổng đàn bò năm 2011 là 780 con và giảm xuống còn 700 con vào năm 2013 với tốc độ phát triển trung bình là 94,79%. Nguyên nhân giảm do tỷ lệ tiêm phòng thấp dẫn đến xuất hiện dịch bệnh, một phần do không có diện tích chăn thả tự nhiên.

Tổng đàn lợn trong giai đoạn vừa qua giảm một cách nhanh chóng, năm 2011 có tất cả 4.250 con đến năm 2013 giảm còn 3.540 con giảm 710 con với tốc độ phát triển trung bình là 91,3%. Lý do tổng đàn lợn giảm với số lượng nhanh chóng như vậy là vì trong mấy năm qua trên địa bàn không kịp thời đẩy lùi được các dịch bệnh hay xảy ra ở lợn, khiến cho người dân hoang mang về chăn nuôi.

Tổng đàn gia cầm năm 2011 có 26.850 con đến năm 2013 tăng lên tới con số là 33.650 con, tăng lên 6800 con so với năm 2011.Với tốc độ phát triển bình quân là 112,54%. Trên địa bàn trong mấy năm qua cũng có xảy ra những đợt dịch cúm gia cầm nhưng được kịp thời tiêm phòng và phòng tránh các dịch bệnh gia cầm nên tổng đàn gia xúc,gia cầm liên tục tăng mạnh trong những năm qua.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã từng bước được khắc phục giúp người dân yên tâm chăn nuôi để nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

* Lâm nghiệp

Trong những năm qua được sựđầu tư của nhà nước thông qua các chương trình dự án như PAM và chương trình 327, Thị trấn đã tiến hành giao đất giao rừng đến các hộđể trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. Đến nay rừng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân từ nguồn gỗ khác như sa mộc và thông, trúc sào .... để làm nguyên vật liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy cuộc sống người dân từng bước được cải thiện và ngày càng nâng cao.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Thị trấn Nà Phặc có điều kiện thuận lợi về giao thông và giao lưu hàng hoá. ược sự quan tâm của Nhà nước với chính sách đầu tư của tỉnh, của huyện và sự phấn đấu về nội lực để phát triển kinh tế của nhân dân, nên từ năm 2004 đến nay trên địa bàn Thị trấn Nà Phặc đã thành lập được 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 3 xưởng gò, hàn, 12 hiệu sửa chữa xe máy, và các tổ thợ xây dựng, xưởng mộc ... đã thu hút và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động trong thị trấn và các địa phương lân cận.

4.1.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng của thị trấn

- Trụ sở UBND thị trấn

Trụ sở UBND thị trấn được đặt tại khu vực trung tâm của thị trấn, gồm hai dãy nhà hai tầng, có một hội trường và các phòng làm việc tổng diện tích đạt 1.180 m2 bao gồm cả khuôn viên và sân bãi.

- Hệ thống thông tin liên lạc

Nhà bưu điện văn hóa thị trấn nằm cùng khu vực với UBND thị trấn phục vụ các dịch vụ bưu chính, điện thoại và sách báo văn hóa phẩm cho nhân dân. Với việc truy cập Internet ngày càng phổ biến, ngoài các cơ quan làm việc trên địa bàn thị trấn đã nối mạng Internet còn có nhiều hộ nối mạng về tận gia đình để tiện cho việc sử dụng.

- Trạm y tế xã

Được xây dựng gần UBND xã, với diện tích đạt 1.266 m2 được xây dựng khang trang. Trạm y tế có 8 cán bộ, trong đó có 3 bác sĩ, y sĩ, 4 dược sĩ và 1 nữ hộ sinh. Ngoài ra còn có 20 nhân viên y tế thôn bản. Trong năm trạm y tế thị trấn đã khám và điều trịđược cho 3.368 lượt đạt 93,6% kế hoạch.

Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, tập huấn tốt cho các cán bộ y tế thôn bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thị trấn.

- Giáo dục

Ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện các chương trình năm học theo đúng kế hoạch đề ra. Trên địa bàn thị trấn hiện có 1 trường trung học phổ thông, 2 trường trung học cơ sở, 3 trường tiểu học và 5 phân trường, 3 trường mầm non, các trường được đầu tư nâng cấp, cao tầng đảm bảo chất lượng dạy và học, trong đó trường Mầm non thị trấn nằm ngay trung tâm thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia. Số học sinh đỗđại học và cao đẳng hàng năm tăng.

- Đường giao thông

Thị trấn Nà Phặc là trung tâm trọng điểm của huyện Ngân Sơn, là nơi giao giữa tuyến đường quốc lộ 3 và quốc lộ 279, đây là hai tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn thị trấn, thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán hàng hóa của người dân trong thị trấn với các huyện, tỉnh khác.

- Điện

Thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia, toàn thị trấn có 6 trạm biến áp, 100% các hộ được sử dụng điện. Tuy nhiên tại một số thôn bản ở vùng cao đường điện còn yếu không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Quốc phòng an ninh

Tình hình an ninh chính trị ổn định, ban công an thị trấn đã phối hợp với lực lượng dân quân tổ chức và bảo vệ tốt ngày lễ tết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)