Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Nà Phặc là thị trấn duy nhất của huyện Ngân Sơn, tuy nhiên các cơ quan của chính quyền huyện đóng tại xã Vân Tùng, tuy vậy Nà Phặc cũng là trọng điểm kinh tế chính trị của Huyện Ngân Sơn, cách thị xã Bắc Kạn 36 km, có tổng diện tích tự nhiên là: 6304,37 ha.Vị trí điạ lý của thị trấn như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tùng Hòa của huyện Ngân Sơn;

- Phía Đông giáp xã Vân Tùng, xã Thượng Quan của huyện Ngân Sơn; - Phía Nam giáp xã Thuần Mang, xã Lãng Ngâm của huyện Ngân Sơn; - Phía Tây giáp xã Mý Phương, xã Chu Hương, xã Hà Hiệu của huyện Ba Bể. Là một thị trấn có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng với nền tảng là nông nghiệp, các hoạt động giao lưu buôn bán - dịch vụ. Với vị trí thuận lợi có hệ thống giao thông khá đa dạng giao giữa quốc lộ 3 và quốc lộ 279 là tiềm năng của một thị trường rộng lớn về tiêu thụ sản phẩm dịch vụ,...

4.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

- Địa hình: Thị trấn Nà Phặc là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Ngân Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, một số thôn ở vùng đồi núi cao,được bao bọc bởi các dãy núi, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là diện tích đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ.

- Thổ nhưỡng: Theo kết quả thực tế thị trấn Nà Phặc có 2 dạnh đất: Đất cát pha và đất thịt, loại đất này phù hợp với các cây trồng như ngô, sắn,lúa nước và các cây màu khác.

4.1.1.3. Khí hậu

Nà Phặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm thấp 20,70C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng

7 nhiệt độ trung bình là 26,10C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,9 0C, nhiệt độ tối thấp nhất tuyệt đối là 20C gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và cây trồng vật nuôi.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn thị trấn xuất hiện mưa đá từ 1 đến 2 lần.

- Độ ẩm không khí khá cao 83%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84 - 86%, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

- Chế độ gió trên địa bàn điều tra xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1-3m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2 - 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa thu sang mùa đông tốc độ gió yếu nhất trong năm. - Bão ít ảnh hưởng đến thị trấn cũng như trên toàn địa bàn huyện Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

- Độẩm không khí bình quân trong năm là 80%. Lượng mưa đã ít giữa các tháng trong mùa khô, lượng bốc hơi lại cao nên đất đai bị khô hạn trong các thung lũng, do đó cần lưu ý trong canh tác và bố trí các loại cây trồng chịu hạn trong thời gian này.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên địa bàn thị trấn gồm các suối nhánh thuộc hệ thống sông Năng với suối Nà Chúa và các suối nhánh nhỏ khác. Nhìn chung, các suối ở đây phần lớn có nước quanh năm. Tuy nhiên do địa hình dốc và các suối thường ngắn và lưu vực nhỏ nên về mùa khô lưu lượng hạn chế.

4.1.1.5. Tình hình đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Do đó đất đai là một trong những yếu tốảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng và từ đó quyết định đến năng suất cây trồng. Vì vậy đất đai cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

Tình hình sử dụng đất của thị trấn được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Nà Phặc qua 3 năm (2011 – 2013) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 6.304,37 100 6.304,37 100 6.304,37 100 100 100 100 I. Đất sản xuất NN 718,24 11,39 707,90 11,23 708,05 11,23 98,56 100,02 99,29 1.1. Đất trồng cây hàng năm 598,70 9,50 588,94 9,34 589,05 9,34 98,37 100,02 99,20 1.2. Đất trồng cây lâu năm 119,54 1,89 118,96 1,89 119,00 1,89 99,51 100,03 99,77 II. Đất lâm nghiệp 4987,97 79,12 4976,29 78,93 4976,29 78,93 99,77 100 99,89 III. Đất nuôi trồng thủy sản 10,09 0,16 10,08 0,16 10,08 0,16 99,90 100 99,95 IV. Đất phi NN 93,06 1,48 99,69 1,58 101,68 1,61 107,12 102,00 104,56 1. Đất ở 36,40 0,58 40,05 0,64 41,00 0,65 110,03 102,37 106,20 2. Đất chuyên dung 40.12 0,64 43,10 0,68 44,15 0,70 107,43 102,44 104,94 3. Đất sông suối và mặt

nước chuyên dung 16,54 0,26 16,54 0,26 16,53 0,32 100 99,94 99,97 V. Đất chưa sử dụng 494,20 7,85 510,41 8,10 508,27 8,07 103,28 99,58 101,43

(Nguồn: Ban địa chính thị trấn Nà Phặc) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn qua ba nămkhông có sự thay đổi tuy nhiên thành phần từng loại đất lại có sự thay đổi như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống qua các năm, năm 2011 là 718,24 ha đến năm 2013 giảm xuống 708,05 ha giảm 10,19 ha so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do người dân trên địa bàn hoạt động sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng họ thường bán, bỏ hoang hoặc chuyển sang các loại đất khác trong ba năm qua

Đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản cũng giảm qua các năm, nhưng giảm không đáng kể.

Đất chưa sử dụng của thị trấn ba năm qua có xu hướng tăng về diện tích nguyên nhân là do người dân bỏ hoang đất để chuyển sang quy hoạch mô hình sản xuất khác.

Nhìn chung tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn trong ba năm qua không có sự thay đổi tuy nhiên bên trong đó thì từng loại đất lại có những biến động vì vậy chính quyền địa phương cần phối hợp với người dân để sử dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý hơn nữa nhằm mang đến cuộc sống tốt cho người dân trong hiện tại và bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ tại thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)