Công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46)

Kết quả nghiên cứu số liệu cho thấy 69,5% doanh nghiệp cho biết họ tuyển dụng nhân lực thông qua sự giới thiệu của người thân, người quen. Trong phần dưới đây, luận văn sẽ cố gắng giải thích xem doanh nghiệp coi trọng những yếu tố nào. Kênh tuyển dụng thông dụng thứ hai được doanh nghiệp sử dụng là đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (59,9% doanh nghiệp cho biết họ sử dụng kênh này). Thông qua các văn phòng/trung tâm giới thiệu việc làm cũng là một kênh tuyển dụng được 16,9% doanh nghiệp lựa chọn. Các kênh tuyển dụng khác là Hội chợ việc làm, tuyển dụng trực tiếp tại cơ sở đào tạo…

Hình 3.3. Kênh tuyển dụng nhân lực

Chú thích:

1. Đăng tin trên các phương tiện TTĐC 2. Thông qua các hội chợ việc làm

3. Liên kết với cơ sở đào tạo, tuyển dụng trực tiếp tại trường 4. Thông qua các văn phòng/Trung tâm môi giới việc làm 5. Qua công ty chuyên cung cấp nhân lực

6. Qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân

(2) Các yếu tố quan trọng khi tuyển dụng nhân lực

trung bình của các yếu tố được các doanh nghiệp đánh giá tầm quan trọng khi tuyển dụng nhân lực mới như sau:

Hình 3.4. Điểm trung bình các yếu tố quan trọng khi tuyển dụng nhân lực

Chú thích:

1. Kinh nghiệm làm việc

2. Giới thiệu của nơi làm việc cũ về ứng viên 3. Bằng cấp

4. Kết quả học tập

5. Danh tiếng cơ sở đào tạo mà ứng viên theo học 6. Thái độ của ứng viên

7. Kỹ năng giao tiếp 8. Điểm thi tuyển vào DN

Kết quả này cho thấy hai điểm cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, những yếu tố được doanh nghiệp coi trọng nhất khi tuyển dụng nhân lực (theo thứ tự từ cao xuống thấp) là Kinh nghiệm làm việc (4,2) Thái độ của ứng viên (4,18) Kỹ năng giao tiếp (3,95) Bằng cấp(3,3)Kết quả học tập

(3)Điểm thi tuyển vào doanh nghiệp (2,87) Danh tiếng cơ sở đào tạo (2,5) Giới thiệu của nơi làm việc cũ về ứng viên (2,37).Kết quả này cho thấy (a) Doanh nghiệp có tính thực tế cao, mong muốn những ứng viên có kinh nghiệm làm việc để có thể sử dụng ngay cho công việc mà họ yêu cầu; (b) Điểm thi tuyển lại có thứ tự quan trọng khá thấp – ngược với giả thiết mà nhóm nghiên cứu kỳ vọng trước khi khảo sát; (c) Doanh nghiệp không coi trọng đánh giá của nơi làm việc trước đây của ứng viên mặc dù rất quan tâm tới kinh nghiệm làm việc. Đây là những điểm có thể phát triển sâu hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.

Thứ hai, mức độ quan trọng của các yếu tố này so với mức độ tuyệt đối – 5 điểm (Rất quan trọng) là rất khác nhau.Nhóm thứ nhất có tầm quan trọng cao – thể hiện ở mức điểm từ 3,95 trở lên bao gồm Kinh nghiệm làm việc, Thái độ của ứng viên (một phần thông qua Kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn tuyển dụng). Nhóm thứ hai có tầm quan trọng ở mức trung bình (có điểm từ 3 đến 3,3) bao gồm Bằng cấp, Kết quả học tập. Nhóm thứ ba có tầm quan trọng trung bình thấp (điểm từ 2,5-3) bao gồm Điểm thi tuyển vào doanh nghiệp và Danh tiếng cơ sở đào tạo mà ứng viên theo học. Đáng chú ý là yếu tố Giới thiệu của nơi làm việc cũ của ứng viên không được đánh giá quan trọng – số điểm thấp hơn 50%.

(3) Mức độ đáp ứng được nhu cầu công việc của đợt tuyển dụng gần nhất Luận văn cũng đã tìm hiểu đợt lao động được tuyển dụng gần đây nhất đáp ứng được nhu cầu công việc ở mức độ như thế nào. Kết quả khảo sát khá phân tán với các phương án trả lời khác nhau. Cụ thể, 61,8 doanh nghiệp cho biết lao động mới tuyển dụng có thể đáp ứng được yêu cầu công việc ở các mức độ khác nhau (trong đó 36,2% doanh nghiệp cho biết đợt lao động mới tuyển “Đáp ứng được một phần yêu cầu của DN, có thể làm việc ngay”; 25,6% doanh nghiệp cho biết lao động mới tuyển “Đáp ứng hoàn toàn yêu cầu công việc trong DN, có thể làm việc ngay”). Bên cạnh đó, 25,6% doanh nghiệp khác cho rằng lao động mới tuyển dụng “Đáp ứng một phần yêu cầu của công việc, cần đào tạo thêm trước khi giao việc”; chỉ một tỉ lệ không đáng kể doanh nghiệp cho rằng lao động mới tuyển dụng “Không đáp

ứng được yêu cầu và cần đào tạo lại hoàn toàn”. Điều này phần nào đó phản ánh chất lượng công tác tuyển dụng của doanh nghiệp là khá tốt.

Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi tuyển dụng Mức độ đáp ứng được nhu cầu công việc Tỷ lệ

(%)

Đáp ứng hoàn toàn yêu cầu công việc trong DN, có thể làm việc ngay 25,6 Đáp ứng được một phần yêu cầu của DN, có thể làm việc ngay 36,2 Đáp ứng một phần yêu cầu của công việc, cần đào tạo thêm trước khi

giao việc

25,6 Không đáp ứng được yêu cầu và cần đào tạo lại hoàn toàn 12,6

Tổng số 100

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46)